tailieunhanh - Giáo trình Chăm sóc rừng đước - MĐ04: Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm

Giáo trình Chăm sóc rừng đước là mô đun số 3 nghề "Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm", cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc rừng đước, trồng dặm rừng đước, tỉa thưa rừng đước; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun Chăm sóc rừng đước Mã số mô đun MĐ 03 Nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU MĐ01 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Chăm sóc rừng đước cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc rừng đước trồng dặm rừng đước tỉa thưa rừng đước có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Giáo trình Chăm sóc rừng đước được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết mô đun Chăm sóc rừng đước giới thiệu về kiến thức và kỹ năng Chăm sóc rừng đước. Nội dung giáo trình gồm 3 bài Bài 1. Chăm sóc rừng đước Bài 2 Trồng dặm Bài 3. Tỉa thưa rừng đước Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ tham gia hợp tác của các chuyên gia các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên tài liệu cũng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp người trồng rừng cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam bộ các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Phan Văn Trung 2. Ngô Thị Hồng Ngát

TÀI LIỆU LIÊN QUAN