tailieunhanh - Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Nội dung và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Nguyễn Thanh Trọng

Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Nội dung và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam giới thiệu một số nội dung về chính sách cạnh tranh, chính sách cạnh tranh của một số quốc gia trên thế giới, những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. | DANH CHO CÁC NHÀ KINH DOANH Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trưòng nội dung và nhũng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam NGUYỄN THANH TRỌNG Cạnh tranh là thuộc tính vôh có là sức sốhg và là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trưòng. Cạnh tranh sẽ phân bô hiệu quả các nguồn lực trong xã hội gia tăng phúc lợi của người tiêu dùng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật công nghệ thu hút đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Một thái cực ngược lại của cạnh tranh là độc quyển độc quyền sẽ gây ra những tổn thất vô ích cho xã hội làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng không khuyến khích người sản xuất cải tiến kỹ thuật công nghệ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được những lợi ích mang lại của cạnh tranh và tác cực của độc quyền nhiều quốc gia đã xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh nhằm tạo nền -tảng cho cạnh tranh đồng thời kiểm soát ngăn chặn sự hình thành độc quyền và các hành vi gây hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế. 1. Chính sách cạnh tranh Mục tiêu mỗi nước đặt ra cho chính sách cạnh tranh những mục tiêu khác nhau. Nhưng đến nay có một sự nhất trí rộng khắp rằng mục tiêu cơ bản của chính sách cạnh tranh là tăng cưòng sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trưòng bằng cách hạn chế những thất bại thị trường mang tính phản cạnh tranh của tư nhân cũng như những hoạt động làm bóp méo thị trưòng của Chính phủ nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh tế nâng cao lợi ích của người tiêu dùng thu hút đầu tư trong và ngoài nưốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên luật và chính sách cạnh traph đôi khi cũng không nói rõ hiệu quả là nR thế nào xét về mặt thặng dư của ngưòi tiêu dùng tổng thặng dư hoặc tổng phúc lợi thậm chí trong những trường hợp mà chính sách cạnh tranh chủ yếu tập trung vào mục tiêu hiệu quả như của Hoa Kỳ do vậy không có một cách thức tiếp cận nhất quán nào về vấn dế hiệu quả và cách hiểu những khái niệm chôhg độc quyền có thể thay đổi một cách đáng kể tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách và khái .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN