tailieunhanh - Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn

Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn gồm 5 chương với các nội dung: lịch sử phát triển và triển vọng của cây sắn, đặc điểm sinh vật học, yêu cầu sinh thái của cây sắn, kỹ thuật canh tác sắn, chế biến, bảo quản và sử dụng sắn. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM . TRẦN NGỌC NGOẠN GIÁO TRÌNH CÂY SẮN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng. Đặc biệt từ sau năm 2000 với định hướng ngành nông nghiệp sẽ có thêm một số nông sản tham gia vào xuất khẩu mía đường vừng sắn măng tre bột giấy thịt lợn đã tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp nông thôn ở nhiều vùng trong cả nước. Sản xuất sắn của nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Cây sắn hiện đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực truyền thống thành cây công nghiệp đánh dấu bước phát triển mới của cây trồng này ở nước ta. Việt Nam đã trở thành nước điển hình của châu Á và thế giới về việc tăng nhanh năng suất và sản lượng sắn toàn quốc hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất ước đạt 2 2 - 3 8 triệu tấn củ tươi năm tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành nông học đông thời là tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và khuyên nông. Khi biên soạn giáo trình này chúng tôi đã cố gắng tham khảo các tư liệu và cập nhật các thông tin về thành tựu nghiên cứu và phát triển cây sắn trên thế giới và ở nước ta. Song do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiến sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiên góp ý của các bạn đồng nghiệp và các độc giả Xin trân trọng cảm ơn Tác giả 2 Chương 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÂY SẮN . Nguồn gốc phân loại Nguồn gốc Lịch sử tiến hoá của cây sắn cũng như các cây có củ khác là rất khó xác định được chính xác nguồn gốc phát sinh. Bởi vì những di chỉ khảo cổ còn lại đối với các bộ phận của cây có bột rất hiếm hoi đặc biệt ở vùng đất thấp nhiệt đới. Các nghiên cứu từ các chế tác của Côlômbia và Vênêzuêla đã đưa ra bằng chứng rằng nghề trồng sắn có