tailieunhanh - Sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ - Một yếu tố của tăng trưởng?

Chủ nghĩa bảo hộ thường được gắn với thương mại quốc tế với việc bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước tránh sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước có nghĩa là thiết lập hàng rào thuế quan và phi thuế quan cao,. . | THONG TỈN Sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ - một yếu tố của tàng trưởng PHẠM SỸ AN a hủ nghĩa bảo hộ thường được gắn với thườqg mại quốc tế với việc bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước tránh sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước cố nghĩa là thiết lập hàng rào thuế quan và phi thuế quan cao nhằm hận chế khả nằng gia nhập thị trường nội địa của các tác hhấn kinh tế nước ngoài. Trong những năm gần đây hội nhập vào nền kinh tế thế giởi thông qua WTO đang là vấn đề thờisựcho nhiều nước trong đó có Việt Nam. Việc mở cửa thị trường trong nước như thế nào cho hợp lý nhiều hay ít nhanh hay chậm cũng đang là chủ đề bàn cãi và chưa có hồi kết thúc. Trước sức ép từ phía các nước hiện đàng ià thành viên của WTO đốì với các nước đang mong muốn được gia nhập WTO là phải hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thúế quan hai nhóm nước này cũng đang trong tình trạng đàm phán và dằng co. Liệu chững ta có nhượng bộ để hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm sự bảo hộ tới mức yêu cầu của các nứớc tham gia đàm phán hay kiên quyết chỉ giảm hàng rào bảo hộ ỏ một mức nào đó sẽ ảnh hưỏng đến tăng trưỏng kinh tế sau khi gia nhập WTO. Bảo hộ cái tên mà người ta có cảm giác được nghe vào những thập kỷ 70 80 của thế kỷ trước khi mà thời huy hoàng của chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện ở các nước châu Mỹ - Latinh và cũng với cái tên ấy nó lại bị chỉ trích nặng nề khi mà nhiều nước ở châu Mỹ - Latinh với chủ nghĩa bảo hộ bị sụp đổ. Tự do hóa thương mại nghe hiện đại hơn tuy nó đã xuất hiện từ khá lâu và được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF hay Ngân hàng Thế giới WB và các nước phát triển cổ xúy đang dần dần len lỏi vào ngóc ngách của các nước chậm phát triển. Tuy nhiên một thực tế rõ ràng là các nước phát triển đang dần tăng bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp của họ. Học thuyết của Ricardo dường như không phù hợp với cách suy nghĩ dựa vào sức mạnh của các nước phát triển trong khi kêu gọi tự do hóa thương mại thì họ lại bảo hộ. Chủ nghĩa bảo hộ trên một khía

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN