tailieunhanh - Triển vọng hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á - Lê Thị Thùy Vân

Triển vọng hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á bao gồm những nội dung về lộ trình hợp tác tiền tệ Đông Á, đánh giá triển vọng hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á,. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | 7 KINH TẼ THÊ GIỚI Triển vọng hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á LÊ THỊ THÙYVÂN Hợp tác tiền tệ Đông A đang trở thành một vấn để nổi bật được đề cập đến nhiều trong các cuộc hội thảo hay các cuộc họp của các nước khu vực kể từ sau khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 đến nay. Trong cuộc họp thường niên của Ngấn hàng Phát triển Châu Á ADB tại Kyoto Nhật Bản vào tháng 5 2007 vừa qua các Bộ trưởng Tài chính đã cùng thỏa thuận về việc lập một quỹ dự trữ ngoại hôĩ chung khoảng 2 7 nghìn tỷ USD nhằm tiếp ứng cho nhau khỉ cần thiết ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cách đây 10 năm tại khu vực. Điều này cho thấy hợp tác tiền tệ Đông Á đã và đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với sự ổn định và phát triển của các nền kinh tế thành viên nói riêng và của cả khu vực Đông A nói chung. Với bài viết này tác gỉả mong muốn đóng góp một đề xuất về lộ trình hội nhập tiền tệ Đông A và đưa ra những nhận định để đánh giá khả năng hội nhập đó. 1. Lộ trình hợp tác tiển tệ Đông Á Trong bổì cảnh hiện nay có rất nhiều đề xuất khác nhau về hợp tác tiền tệ để tránh sự biến động quá nhiều về tỷ giá đồng thời ngăn ngừa khủng hoảng. Tuy nhiên các đề xuất hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á phải giải quyết ít nhất 2 vân đế làm thế nào để ổn định tỷ giá trong khu vực và làm thế nào để đảm bảo được khả năng thanh khoản quôc tế trong trường hợp cấp thiết Xuất phát từ các vấn để hiện tại cũng như nhu cầu hội nhập khu vực lộ trình hợp tác tiền tệ Đông Á có thể chia thành 3 giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn tùy theo mức độ khả thi của các đề xuất và tùy theo thời gian cần thiết để hiện thực hóa các đề xuất. Trong ngắn hạn các quốc gia có thể xem xét đề xuất vê can thiệp phối hợp giữa các quốc gia liên quan trên thị trưòng ngoại hôì nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái và các hợp đồng hoán đổi swap tiền tệ để cung cấp khả năng thanh khoản quốc tế trong trường hợp cấp thiết. Trong trung hạn các quốc gia nên tính đến việc thiết lập Hệ thống tiền tệ Châu Á nhằm ổn định tỷ giá hối đoái chắc .