tailieunhanh - Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại
Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triết học này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, công việc. Tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia, những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường phái triết học này. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 3 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI GVHD TS. BÙI VĂN MƯA SVTH HUỲNH QUANG SƠN Lớp Cao học Ngày 4 K22 STT 57 - Nhóm 6 Tp. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012 GVHD BÙI VẦN MƯA Tiểu luận Triết học LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu - Chiến quốc thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết tư tưởng triết học ở Trung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu hai trường phái triết học này là cần thiết vì vậy em đã chọn đề tài Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triết học này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống công việc. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu bối cảnh ra đời những nội dung cơ bản hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường phái triết học này. 3. Phạm vi nghiên cứu Phân tích những nội dung cơ bản và những nét tương đồng khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho gia và triết học Đạo gia ờ Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác -Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lôgic và lịch sử phương pháp phân tích - tổng hợp phương pháp đối chiếu - so sánh. SVTH HUỲNH QUANG SƠN 1 GVHD BÙI VẦN MƯA Tiểu luận Triết học CHƯƠNG I NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 1. Bối cảnh lịch sử ra đời của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử triết học hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia ra đời .
đang nạp các trang xem trước