tailieunhanh - Biện pháp phòng ngừa điện giật cho trẻ

Trời mưa, nhất là trong cơn giông bão, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa rất cần lưu tâm, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy cha mẹ cần biết cách xử trí sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ. Khi bị sét đánh hay điện giật, cơ thể con người bị tác động đến hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ thống hô hấp và tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp tạo nên cảm. | Biện pháp phòng ngừa điện giật cho trẻ Trời mưa nhất là trong cơn giông bão sét đánh hoặc điện giật là những tai họa rất cần lưu tâm đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy cha mẹ cần biết cách xử trí sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ. Khi bị sét đánh hay điện giật cơ thể con người bị tác động đến hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ thống hô hấp và tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp tạo nên cảm giác đau nhức khó thở rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp nặng đầu tiên nạn nhân bị ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt động và chết trong tình trạng bị ngạt thở bỏng nặng co rút tê liệt các cơ bắp hoặc cũng có thể chết do điện giật ngã gây chấn thương. Xử trí sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật Khi nhìn thấy trẻ bị điện giật phải hô hoán kêu gọi mọi người chung quanh đặc biệt là người có chuyên môn y tế đến giúp đỡ. Trong khi chờ đợi người đến giúp đỡ phải nhanh chóng tìm mọi cách tách ngay trẻ ra khỏi nguồn gây giật điện bằng cách phát hiện kịp thời nguồn gây giật điện như các đầu dây điện hở vật truyền điện vũng nước súc vật. Tuyệt đối không được sờ trực tiếp vào người trẻ bị điện giật. Kịp thời cắt ngay dòng điện như kéo phích cắm điện ra khỏi ổ điện ở chỗ tiếp xúc của phần nhựa cách điện hoặc cắt cầu dao điện tại nguồn chính. Nếu không thể cắt được nguồn điện phải tìm cách tách ngay trẻ ra khỏi nguồn gây giật điện càng sớm càng tốt bằng cách đứng trên miếng gỗ tập giấy hoặc đi giày cao su khô sau đó dùng một que gỗ khô như cán chổi đòn gánh hay cuộn giấy hất dây điện ra khỏi người trẻ bị tai nạn. Hãy đề phòng sét đánh và tai nạn điện cho trẻ. Nếu trẻ còn tỉnh cần an ủi trẻ để trẻ yên tâm và kiểm tra ngay vết thương trường hợp trẻ bị bỏng thì sơ cấp cứu như các trường hợp bị bỏng thông thường. Nếu trẻ bị bất tỉnh phải tiến hành ngay kỹ thuật cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt như các trường hợp cấp cứu nạn nhân bị bất tỉnh do ngừng thở ngừng tim. Biện pháp phòng ngừa Để đề phòng trẻ bị điện giật không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN