tailieunhanh - Sơ cứu trẻ bị ngạt nước, điện giật

Bé bị đuối nước hay bị điện giật là những nguy cơ rất dễ gặp phải ở trẻ em. Nếu chẳng may bạn gặp phải trường hợp trẻ gặp nạn thì trước tiên bạn không nên quá hoảng sợ mà cần phải thật sự bình tĩnh để tiến kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương. Bé bị ngạt nước Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chưa đến 5cm. Do vậy, bạn đừng bao giờ để trẻ ở gần những nơi gần ao,. | Sơ cứu trẻ bị ngạt nước điện giật Bé bị đuối nước hay bị điện giật là những nguy cơ rất dễ gặp phải ở trẻ em. Nếu chẳng may bạn gặp phải trường hợp trẻ gặp nạn thì trước tiên bạn không nên quá hoảng sợ mà cần phải thật sự bình tĩnh để tiến kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương. Bé bị ngạt nước Trẻ nhỏ có thể bị chết đuối ở mực nước chưa đến 5cm. Do vậy bạn đừng bao giờ để trẻ ở gần những nơi gần ao hồ và trong lúc tắm không nên để trẻ một mình ở bồn chậu tắm thậm chí là xô nước dù chỉ là một phút. Khi mặt của trẻ bị ngập trong nước phản ứng rất tự nhiên của trẻ là hít một hơi thật sâu để hét lên hơn là ngẩng đầu lên khỏi mặt nước. Cách xử lí Bước 1 Kiểm tra xem con bạn còn tỉnh và còn thở nữa hay không. - Nếu trẻ bị ho bị sặc hay nôn mửa có nghĩa là cháu còn thở được. Trong trường hợp có chấn thương nào ở cổ lưng bạn hãy bế bé một cách nhẹ nhàng và cẩn thận đừng xoay vặn xương sống của trẻ. - Nếu trẻ không thở Bạn đừng mất quá nhiều thời gian vào việc rút nước ra khỏi 2 buồng phổi của trẻ. Hãy móc sạch những mảnh vụn như bùn hay rong rêu ra khỏi miệng cháu và làm hô hấp nhân tạo. Bước 2 Hô hấp nhân tạo Với em bé - Đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Bảo đảm khí quản vẫn còn thông bằng cách nâng cằm bé lên và ngửa đầu bé ra sau một chút. Nếu lồng ngực bé không nhô lên chắc hẳn là có vật đã làm bé tắt khí quản hãy chữa trị nghẹt thở cho bé bằng phương pháp làm thông khí quản như trên. Nếu lồng ngực em bé nhô lên hãy rời miệng khỏi mặt em bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống. Hà hơi lại 2 lần nhanh nhẹ rồi kiểm tra nhịp đập tim em bé. - Áp sát môi bạn sát vào miệng và mũi em bé hà hơi ra nhẹ nhàng vào phổi bé cho đến khi nào thấy lồng ngực của bé nhô lên. - Hãy rời miệng khỏi mặt em bé và để cho lồng ngực bé xẹp xuống. Với trẻ lớn hơn - Đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Dùng hai ngón tay nâng cằm cháu lên và ngả đầu cháu ra phía sau. Lấy hết những vật cản trong miệng ra. Nếu lồng ngực trẻ không nhô lên