tailieunhanh - Giáo trình Sản xuất mứt quả - MĐ02: Chế biến rau quả

Giáo trình Sản xuất mứt quả - MĐ02: Chế biến rau quả trình bày khái quát về nguyên liệu và quy trình sản xuất mứt quả; kiến thức và kỹ năng về kiểm tra nhà xưởng, cách bố trí các khu vực sản xuất trong nhà xưởng; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, bao bì sản xuất mứt quả; chuẩn bị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ trong sản xuất mứt quả; sản xuất mứt gừng, mứt bí đao. Thời lượng mô đun 76 giờ. | 1 Bộ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẺN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT MỨT QUẢ MÃ SỐ MĐ 02 NGHÈ CHẾ BIẾN RAU QUẢ Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam là một nước nông nghiệp hơn 70 dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Được thiên nhiên ban tặng cho một khí hậu thích hợp cho rất nhiều loài cây trồng khác nhau nên sản phẩm từ cây trồng đặc biệt là rau quả chiếm phần lớn trong các sản phẩm nông nghiệp. Rau quả không những là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn là nguyên liệu dùng chế biến cho các sản phẩm thực phẩm khác. Đặc điểm của nguyên liệu rau quả là dễ bị hư hỏng và rộ th eo mùa vụ. Chính vì vậy việc chế biến rau quả sẽ giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng giảm tổn thất và còn tạo ra được những sản phẩm rất phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Chế biến rau quả là nghề rất phù hợp với điều kiện của người nông dân với nguồn nguyên liệu tại chỗ không đòi hỏi thiết bị phức tạp quy trình công nghệ khá đơn giản và cần ít vốn đầu tư mặt khác còn giải quyết được vấn đề ứ thừa nguyên liệu khi vụ rộ và việc làm cũng như thu nhập cho người nông dân. Vì thế nghề chế biến rau quả rất phù hợp với đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay. Để biên soạn bộ giáo trình nghề Chế biến rau quả ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát việc chế biến rau quả tại các vùng miền các cơ sở chế biến với các quy mô khác nhau trong cả nước. Đồng thời với việc khảo sát ban chủ nhiệm đã mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chế biến rau quả tham gia phân tích nghề để xây dựng nhiệm vụ và công việc của nghề từ đó hình thành chương trình nghề Chế biến rau quả . Sau khi tiếp thu ý kiến của chuyên gia và hội đồng nghiệm thu ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa chương trình.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN