tailieunhanh - SKKN: Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử địa phương Ninh Thuận

Việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “ tự nhiên- con người- xã hội”, thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, bắt thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con người Học sinh hiểu rõ rằng: chỉ có chế độ xã chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “ làm chủ thiên nhiên- làm chủ con người - làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con người. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử địa phương Ninh Thuận”. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THAM QUAN THựC TẾ CÁC DI TÍCH VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHÈ ĐẺ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NINH ThuẠn Lê Thị Thoa - GV Trường THPTNguyễn Trãi I. ĐẶT VẤN ĐÈ Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình giáo dục cho các em lòng yêu quê hương hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Giảng dạy lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị lao động đạo đức thẩm mỹ cho học sinh. Điều này có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Học sinh tự hào về đất nước dân tộc Việt Nam bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế văn hóa xã hội của địa phương từ trước đến nay đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng sản xuất tự hào về những nghề thủ công truyền thống về sự tài giỏi khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống gây cho các em ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử. Việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông là thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung . Việc giảng dạy lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng nhận thức những hình thái kinh tế xã hội trong các giai đoạn phát triển của lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.