tailieunhanh - Các hợp chất plavonoit từ lá cây núc nác oroxylum indicum
Bốn flavonoit, chrysin, hispidulin, baicalein, oroxylin A đã được cô lập từ cặn chiết etanol của lá cây núc nác bằng phương pháp sắc kí. Cấu trúc của chúng đã được xác định bởi các dữ liệu phổ hồng ngoại và phổ cộng hưởng từ hạt nhân. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 43 năm 2013 CÁC HỢP CHẤT FLAVONOIT TỪ LÁ CÂY NÚC NÁC OROXYLUMINDICUM LÊ THỊ THU HƯƠNG NGUYỄN TIẾN CÔNG NGUYỄN VŨ MAI TRANG NGUYỄN THỊ MINH TRANG TÓM TẮT Bốn flavonoit chrysin hispidulin baicalein oroxylin A đã được cô lập từ cặn chiết etanol của lá cây núc nác bằng phương pháp sắc kí. Cấu trúc của chúng đã được xác định bởi các dữ liệu phổ hồng ngoại và phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Từ khóa flavonoit sắc kí cột núc nác. ABSTRACT Flavonoid constituents from the leaves of Oroxylum indicum Four flavonoids chrysin hispidulin baicalein oroxylin A were isolated from the aqueous ethanolic extract of the leaves of Oroxylum indicum using chromatographic methods. Their structures were identified by IR and NMR spectral data. Keywords flavonoid chromatography Oroxylum indicum. 1. Mở đầu Cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá mộc hồ điệp có tên khoa học là Oroxylum indicum L. thuộc họ chùm ớt Bignoniaceae . Cây to cao 7-12m thân nhẵn ít phân nhánh. Vỏ cây màu xám tro mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim. Lá chét hình bầu dục nguyên đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cành có 5 nhị. Đài hình ống cứng dày. Quả nang to bên trong chứa hạt. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta. 2 Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy cây Oroxylum indicum L. chứa ancaloit flavonoit tanin và antraquinon 4 6 8 . Ở Việt Nam các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây này còn rất ít. ThS Trường Đại học Sư phạm TPHCM TS Trường Đại học Sư phạm TPHCM SV Trường Đại học Sư phạm TPHCM Bài báo này thông báo quá trình phân lập và xác định cấu trúc hóa học của bốn hợp chất chrysin 1 hispidulin 2 baicalein 3 oroxylin A 4 từ lá cây Oroxylum indicum. 2. Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu . Mau thực vật Lá cây Oroxylun indicum L. được thu hái ở Yên Sơn Tuyên Quang vào tháng 6 năm 2011 và được định danh bởi Phạm Văn Ngọt - Bộ môn Thực vật học - Trường Đại học Sư phạm TPHCM. . Hóa chất thiết bị Sắc kí bản mỏng TLC được thực hiện trên bản mỏng
đang nạp các trang xem trước