tailieunhanh - Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch: Phần 2 - Phạm Đình Thọ (chủ biên)

Nội dung "Giáo trình Quản trị chất lượng du lịch: Phần 2" trình bày vai trò của việc đánh giá chất lượng dịch vụ, phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ, vận dụng các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch (nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ ngoại ngữ.). Mời bạn đọc tham khảo. | CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH Mục tiêu Sau khi nghiên cứu chương này Học sinh - sinh viên có khả năng Nhận thức được vai trò của việc đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Phân tích được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Vận dụng được các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp du lịch. . Nội dung đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch . Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch dựa vào sự cảm nhận của khách hàng Như trong chương 1 đã giới thiệu đánh giá chất lượng dịch vụ là một việc khó khăn hơn nhiều so với đánh giá chất lượng hàng hóa hữu hình. Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm chất lượng dịch vụ nhưng nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự được đánh giá là phù hợp nhất và được sử dụng rất phổ biến. Theo Parasuraman khái niệm chất lượng dịch vụ là chất lượng cảm nhận được của khách hàng. Nó bắt nguồn từ việc so sánh những kỳ vọng của khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ với những gì khách hàng cảm nhận được sau khi tiêu dùng dịch vụ. Khi sự cảm nhận về chất lượng của khách hàng đạt được kỳ vọng của họ trước đó thì coi như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có chất lượng hoàn hảo. Để đánh giá chất lượng dịch vụ Parasuraman và các cộng sự 1985 1988 1991 đã phát triển một công cụ đo lường nguyên gốc gồm 22 biến quan sát thang đo SERVQUAL được sử dụng rộng rãi nhiều nhất trong việc đo lường chất lượng dịch vụ. Thang đo này cung cấp cho các nhà nghiên cứu về khả năng đo lường khoảng cách giữa sự thực thi dịch vụ và sự mong đợi của khách hàng khoảng cách 5 bao gồm 5 thành phần. Trang 79 Hình 5 Mô hình Chất lượng dịch vụ của Parasuraman 1985 . Sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ có sự khác biệt với sự cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ đó. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ 5 này. Khi khách hàng cảm thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN