tailieunhanh - Giáo trình Sử dụng biện pháp cơ lý - MĐ03: Quản lý dịch hại tổng hợp

Nội dung trong mô đun "Sử dụng biện pháp cơ lý" giới thiệu về biện pháp thủ công và biện pháp vật lý như: dùng tay bắt sâu, ngắt ổ trứng, dùng dao kéo cắt tỉa các bộ phận bị bệnh, dùng nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh để ngăn ngừa và tiêu diệt dịch hại. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP CƠ LÝ Mã số MĐ 03 NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trình độ Sơ cấp nghề dạy nghề dưới 3 tháng 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đuợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm qua nguời dân đã biết dùng tay dùng các dụng cụ thô sơ và các yếu tố vật lý để tiêu diệt dịch hại. Vì nhu ta biết mỗi loài dịch hại có tính độc đặc tính gây hại cho cây trồng khác nhau và về đặc điểm sinh học và sinh thái cũng khác nhau. Nắm bắt đuợc đặc điểm trên cho phép chúng ta có thể sử dụng biện pháp cơ lý để hạn chế hoặc tiêu diệt dịch hại một cách có hiệu quả nhất mà không cần sử dụng thuốc hóa học. Biện pháp này dễ áp dụng trong các điều kiện hoàn cảnh mọi trình độ sản xuất. Tuy nhiên một trong những vấn đề cần luu ý trong việc sử dụng biện pháp cơ lý sử dụng âm thanh ánh sáng thì phải tiến hành đồng mới đem lại hiệu quả cao. Trong mô đun Biện pháp cơ lý chúng tôi giới thiệu về biện pháp thủ công và biện pháp vật lý nhu dùng tay bắt sâu ngắt ổ trứng dùng dao kéo cắt tỉa các bộ phận bị bệnh dùng nhiệt độ ánh sáng âm thanh để ngăn ngừa và tiêu diệt dịch hại. Tuy vậy với khuôn khổ nội dung cho phép của chuơng trình đào tạo và do những hạn chế về phuơng pháp biên soạn nên giáo trình mô đun Biện pháp cơ lý chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Lao động thuơng binh và Xã hội Tổng cục dạy nghề Ban giám hiệu tập thể giảng viên khoa Trồng trọt-Bảo vệ thực vật truờng Cao đẳng Nông .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN