tailieunhanh - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM..TÀI LIỆU THAM KHẢO.XÃ HỘI ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XIV VÀ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY...III. XÃ HỘI ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XIV VÀ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 1. Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV Xã hội Đạ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIỆU THAM HỘI ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XIV VÀ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ . XÃ HỘI ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XIV VÀ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 1. Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV Xã hội Đại Việt sau một thời gian ổn định, do khắc phục được những khó khăn về kinh tế, xã hội sau các cuộc kháng chiến gian khổ chống lại sự xâm lược tàn bạo của giặc Nguyên - Mông, đến cuối thế kỷ XIV, thời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) bắt đầu rơi vào suy vong. Điều đó được biểu hiện ở sự khủng hoảng về kinh tế, sự suy thoái về chính trị - xã hội, sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền và cuộc sống cực khổ của nhân dân trong xã hội. Về kinh tế, từ đầu thế kỷ XIV, sản xuất nông nghiệp sa sút, nhà nước không còn đủ sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều và các công trình thủy lợi không còn được bảo vệ, tu sửa, cho nên nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và bản thân mình làm nô tỳ cho quý tộc và địa chủ giàu có. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, triều đình đã phải nhiều lần cho nhà giàu nộp tiền, thóc để nhận quan tước và tăng thuế bằng cách thu mỗi hộ đinh nam phải đóng ba quan tiền thuế hàng năm (năm 1378): “Theo lệ cũ, các trấn hễ có việc binh thì lệnh cho mỗi huyện có bao nhiêu ruộng thì phải nộp bao nhiêu vàng, bạc, tiền, lụa, không tính thêm số đinh sinh ra, cũng không trừ bớt theo số người đã chết”1, nhưng vẫn không thể khắc phục nổi sự thiếu hụt về kinh tế và tài chính. Nhân dịp này, tầng lớp quý tộc ra sức mở rộng điền trang, thái ấp, tăng thêm số lượng nông nô, nô tỳ, củng cố vị thế của mình bằng cách xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất của nông dân. Về chính trị - xã hội, bộ máy chính quyền từ triều đình đến địa phương suy thoái, rệu rã. Việc tranh bè kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc dẫn đến nội bộ rối ren. Bọn gian thần tìm cách lũng đoạn công việc triều chính. Vương triều Trần mất dần uy tín và đứng trước nguy cơ suy vong. Chính vì thế Chu Văn An đã dâng sớ lên vua Dụ Tông xin Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tập 2, tên nịnh thần, bao gồm: Hoạn quan chi hậu cục Mai Thọ Đức, viên ngự y Trâu Canh, Chính chưởng phụng ngự Bùi Khoan, Văn Hiến hầu, Hành khiển tả ty lang trung Nguyễn Thanh Lương, Hành khiển hữu ty, hữu bộc xạ Tâm Đức Ngưu, Đồng binh chương sự Đoàn Nhữ Cẩu2, nhưng Dụ Tông không nghe, nên ông đã xin treo ấn, từ quan. Ở trung ương, trong triều đình tầng lớp quý tộc cầm quyền ra sức bóc lột sức lao động và tiền bạc của dân, ăn chơi sa đọa. Vua Dụ Tông sai đào hồ, đắp núi ở vườn ngự làm chốn vui chơi. Ở địa phương, bọn quan lại bắt dân xây dinh thự, dựng chùa chiền, nuôi con hát thả sức chơi bời. Tất cả những điều đó cùng với cuộc chiến tranh với Ai Lao, Chămpa đã khiến cho tình hình xã hội càng mất ổn định, các nước nhỏ phía nam không còn thần phục, cuộc sống nhân dân càng thêm cực khổ. Sự khủng hoảng về xã hội và những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất đương thời tất yếu đã dẫn đến một loạt các cuộc nổi dậy của dân nghèo, nông nô và nô tỳ nổ ra khắp nơi. Đó là cuộc nổi dậy của nông dân năm 1343: “Năm nay (1343) mất mùa, đói kém, dân nhiều kẻ làm trộm cướp, nhất là gia nô các vương hầu”3; cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ năm 1344 và năm (1357 - 1358) ở vùng núi Yên Phụ (Hải Dương): “Mùa xuân, tháng 2 (1344), người Trà Hương (Kim Môn, Hải Dương) là Ngô Bệ họp bọn ở núi Yên Phụ làm giặc cướp”4, đến năm 1358 “Ngô Bệ lại đem quân tụ họp ở núi Yên Phụ, dựng cờ lớn trên núi, tiếm xưng vị hiệu, yết bảng nói cứu giúp dân nghèo. Từ Thiên Liêu đến Chí Linh, Bệ chiếm giữ cả”5; cuộc khởi nghĩa của nông dân do Nguyễn Thanh lãnh đạo năm 1379 ở Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn năm 1390 ở Quốc Oai (Hà Tây), “Tháng 12, nhà sư Thiên Nhiên là Phạm Sư Ôn làm phản, hô hào dân chúng tụ họp ở lộ Quốc Oai Thượng, tiếm xưng hiệu lớn, lấy Nguyễn Tông Mại người Cổ Sở, Lư Mộ; Nguyễn Khả Hành người La Xã làm hành khiển, chiêu tập những bọn không quê quán, lập các quân hiệu Thần Kỳ, Dũng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN