tailieunhanh - Công nghệ mạ điện hóa không sử dụng bể mạ

Công nghệ mạ điện hóa thông dụng đều được thực hiện bằng hệ thống gồm: điện cực; các bể mạ dùng để chứa dung dịch điện li và hóa chất thích hợp cho xử lý mạ; nguồn điện cung cấp các dòng mạ; các thiết bị phụ trợ và hỗ trợ nhằm ổn định nhiệt độ, pH, thành phần, Song trong thực tế có nhiều đối tượng không thể áp dụng công nghệ mạ điện hóa thông thường như: các vật mạ có kích thước khối lượng lớn; các sản phẩm chỉ cần mạ chọn lọc tại một số chi tiết hoặc diện tích nhất định; mạ phục hồi, sửa chữa các sản phẩm đã lắp đặt không thể tháo dỡ, mạ nhiều màu với các kim loại khác nhau trên một sản phẩm. Để khắc phục các hạn chế trên, công nghệ mạ điện hóa không sử dụng bể mạ (MĐHKSDBM) đã được nghiên cứu phát triển và ngày càng tỏ ra hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng cho công nghiệp quốc phòng, hàng không, vũ trụ, điện tử, ô tô, cũng như các công trình văn hóa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 44 số 2 2006 Tr. 70-75 CÔNG NGHỆ MẠ ĐIỆN HÓA KHÔNG SỬ DỤNG BỀ MẠ NGUYỄN ĐỨC HÙNG NGUYỄN DUY KÉT I. MỞ ĐẦU Công nghệ mạ điện hóa thông dụng đều được thực hiện bằng hệ thống gồm điện cực các bể mạ dùng để chứa dung dịch điện li và hóa chất thích hợp cho xử lí vật mạ nguồn điện cung cấp các dạng dòng mạ các thiết bị phụ trợ và hỗ trợ nhằm ổn định nhiệt độ pH thành phần . Song trong thực tế có nhiều đối tượng không thể áp dụng công nghệ mạ điện hóa thông thường như các vật mạ có kích thước khối lượng lớn các sản phẩm chỉ cần mạ chọn lọc tại một số chi tiết hoặc diện tích nhất định mạ phục hồi sửa chữa các sản phẩm đã lắp đặt không thể tháo dỡ mạ nhiều màu với các kim loại khác nhau trên một sản phẩm. Để khắc phục các hạn chế trên công nghệ mạ điện hóa không sử dụng bể mạ MĐHKSDBM đã được nghiên cứu phát triển và ngày càng tỏ ra hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng cho công nghiệp quốc phòng hàng không vũ trụ điện tử ôtô cũng như các công trình văn hóa 1 . II. ĐẶC ĐIẺM Mạ điện hóa không sử dụng bể mạ vẫn giữ bản chất các quá trình công nghệ và phản ứng điện cực như mạ điện thông thường song được nghiên cứu cải tiến và thay đổi với đặc điểm cơ bản là chi tiết được mạ cục bộ diện tích nhỏ với tiếp xúc chọn lọc điện cực được di chuyển liên tục quá trình mạ thường không liên tục không chỉ trên toàn bộ bề mặt vật mạ mà ngay cả ở mỗi diện tích nhỏ. Sơ đồ mô tả quá trình mạ được trình bày trên hình 1. 4 1 2 3 Hình 1. Sơ đồ nguyên lí mạ điện hóa không dùng bể mạ 1. Anốt di động trên bề mặt 2. Lớp vật liệu mang dung dịch điện li 3. Lớp kim loại mạ 4. Bề mặt vật cần mạ. Dung dịch điện li trong tài liệu 2 được bổ sung phụ gia và điều chỉnh độ nhớt thích hợp để thấm vào lớp vật liệu 2 bọc xung quanh anốt 1 tại những điểm tiếp xúc giữa dung dịch và vật mạ 4 lớp mạ 3 sẽ được tạo thành. Trong quá trình mạ anốt được di chuyển lần lượt liên tục từ 70 vùng này sang vùng khác với thời gian dừng tại một điểm không quá 15 giây. Tuỳ theo hình dạng vật mạ bề