tailieunhanh - Phương hướng cải cách hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn mới

Bài viết tổng hợp những thành công, hạn chế của cải cách hành chính, chỉ ra những tác động kìm hãm của quản lý hành chính đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội; phân tích những thách thức mới và đề xuất phương hướng cần thực hiện của cải cách hành chính nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển kinh tế - Xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn tới. | PHƯƠNG HƯỚNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI THE DIRECTIONS OF ADMINISTRATION REFORM FOR THE DEMAND OF ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT OF VIETNAM IN THE NEW STAGE NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Đại học Đà Nang TÓM TẮT Cải cách hành chính vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong hơn 20 năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã thu được những kết quả tích cực tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Bài viết tổng hợp những thành công hạn chế của cải cách hành chính chỉ ra những tác động kìm hãm của quản lý hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội phân tích những thách thức mới và đề xuất phương hướng cần thực hiện của cải cách hành chính nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn tới. ABSTRACT Adminnistration reform is both the foundation and motive for economic and social development. In the past twenty years adminnistration reform in Vietnam has gained positive results however it has not met the demand of the national development. This article reviews the success and weakpoints of the administrative reform and points out how the administrative management constrains the economic and social development. It also analyses the new challenges and suggests measures for promoting the economic and social development of Vietnam in the next stage. 1. Kết quả và hạn chế của cải cách hành chính tại Việt Nam trong thời gian qua Công cuộc phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN gắn liền với sự thay đổi căn bản vai trò của Nhà nước và phương thức hoạt động của nền hành chính quốc gia. Có thể nói rằng cải cách hành chính CCHC là tiền đề và động lực thúc đẩy cải cách phát triển kinh tế - xã hội. Sau gần 20 năm thực hiện CCHC tại Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ Hệ thống thể chế trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và thể chế về tổ chức hoạt động của nền hành chính Nhà nước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN