tailieunhanh - Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới

Bài viết trình bày các nội dung: Biến đổi xã hội - Từ cơ cấu xã hội đến tâm lý xã hội giai đoạn (1986 - 1989), biến đổi cơ cấu xã hội thông qua biến đổi gia đình (giai đoạn 1990 - 1999), biến đổi cơ cấu xã hội giai đoạn từ 2000 đến nay - Bổ sung và nâng cao tầm nghiên cứu. | 62 Xã hội học số 4 112 2010 BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ở VIỆT NAM QUA 20 NÁM Đổi MỚI Qua phân tích các bài viết trên Tạp chí Xã hội học TRẦN MINH CHIẾN Biến đổi xã hội luôn là chủ đê nghiên cứu trung tâm của xã hội học. Từ những biến đổi chính trị kinh tế lớn đến những biến đổi trong chuẩn mực các giá trị hành vi ý nghĩa văn hóa và các quan hệ xã hội đều được các nhà xã hội học quan tâm. Qua hơn hai thập kỷ Đổi mới 1986 - 2008 Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn vê kinh tê cùng với những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực xã hội từ vi mô đến vĩ mô. Biến đổi xã hội chính là một trong những chủ đề đã đang và sẽ thu hút sự quan tâm nghiên cứu của khoa học xã hội và xã hội học. Trong xã hội học ở Việt Nam nghiên cứu về biến đổi xã hội được bắt đầu từ khi nào Nội dung của các biến đổi xã hội là gì Lĩnh vực nào của sự biến đổi ở Việt Nam được tập trung nghiên cứu nhiều nhất . Câu trả lời rõ nhất có thể tìm thấy qua phân tích các bài viết trên Tạp chí xã hội học từ Sô 1 năm 1983 đến nay. Trong thời gian đó một tập hợp gồm 46 bài viết mà trên tiêu đê của bài có cụm từ biến đổi được lựa chọn ra để phân tích. Bài viết này là khái quát vê thực tế biến đổi xã hội ở Việt Nam được phản ánh qua các bài viết đó. 1. Biến đôi xã hội từ cơ cấu xã hội đến tâm lý xã hội giai đoạn 1986 - 1989 Giai đoạn này có 5 bài viết trong đó có 4 bài nói vê biến đổi cơ cấu xã hội một bài vê biến đổi tâm lý xã hội. Bài viết đầu tiên vê biến đổi xã hội xuất hiện trên tạp chí vào năm 1986. 1 Các bài viết đều có xu hướng đi sâu phân tích sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức để từ đó chỉ ra xu hướng đa dạng hoá các thành phần xã hội các nhóm xã hội trong cơ câu xã hội của xã hội Việt Nam những năm đầu đổi mới. Phân tích nội dung các bài viết giaĩ đoạn này cho thấy 2 xu hướng biến đổi xã hội quan trọng. Một là sự biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn2. Các tác giả đã khái quát vê ba quá trình gốc của sự biến đổi cơ cấu xã hội ở nông thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Thứ nhât sự thay .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN