tailieunhanh - Khảo sát bản đồ Hồng Đức

Trong bài viết này, tác giả tiến hành khảo sát Bản đồ Hồng Đức - Một tư liệu luôn được nhắc đến khi tìm hiểu về đô thành ở Việt Nam, bài viết cũng liệt kê một số điểm đáng lưu ý cũng như nêu một số nghi vấn, ngõ hầu làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH KHẢO SÁT BẢN ĐỒ HỔNG ĐỨC GS Ueno Kunikazu Trong bài viết này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát Bản đồ Hồng Đức - một tư liệu luôn được nhắc đến khi tìm hiểu về đô thành ở Việt Nam. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu sử dụng Bản đồ Hồng Đức. Tuy nhiên nhìn lại những nội dung đã được đề cập đến có thể nói chúng ta vẫn chưa khảo sát thật sự kỹ lưỡng về các kiến trúc vẽ trên Bản đồ Hồng Đức. Mặc dù các hình vẽ trên Bản đồ Hồng Đức không chính xác về mặt cự ly cũng như thiếu tính tả thực song chúng có thể giúp chúng ta có được cái nhìn rõ hơn về đô thị và kiến trúc đương thời. Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê một số điểm đáng lưu ý cũng như nêu một số nghi vấn ngõ hầu làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau. Bản đồ Hồng Đức mà chúng tôi tiến hành khảo sát là bản chụp được lưu tại Viện Khảo cổ học Việt Nam Hình 1 . 1. Hình trạng tổng thể đô thị được vẽ trong Bản đồ Hồng Đức Các đô thị cổ đại ở khu vực Đông Á - điển hình là Trung Quốc có ít nhất 3 loại hình như sau - Kiểu UA Khu vực cung điện và khu vực đô thị đều cùng có hình chữ nhật Trung Quốc Trường An đời Tuỳ Đường Nhật Bản Kinh thành Heijo Kinh thành Heian. Bột Hải Thượng kinh Long Tuyền phủ Hình 2 Triều Tiên Khánh Châu Tân La . - Kiểu UB Khu vực cung điện có hình chữ nhật khu vực đô thị không có hình dạng xác định Trung Quốc Trường An đời Hán Lạc Dương đời Nguỵ Tấn Hình 3 Kiến Khang thời Lục Triều Hình 4 Triều Tiên Phù Dư Bách Tế . - Kiểu UC Cả khu vực cung điện và khu vực đô thị đều không có hình dạng xác định Trung Quốc Lâm An đời Nam Tống Hình 5 Triều Tiên Trường An Bình Nhưỡng thời Cao Cú Ly Hình 6 . Trung tâm Nghiên cứu Học thuật Cổ đại Đại học Nữ Nara Nhật Bản. 381 Ueno Kunikazu Trong bài viết này chúng tôi sử dụng thuật ngữ khu vực cung điện và khu vực đô thị vì các khái niệm La thành Hoàng thành Nội thành có sự biến đổi theo thời gian nội hàm của chúng trong các sử liệu là không .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.