tailieunhanh - Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII

Bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn và ThS. Lê Thùy Linh giới thiệu kỷ nguyên thương mại và toàn cầu hóa cận đại sơ kỳ, hội nhập toàn cầu của Đại Việt thế kỷ XVII và vai trò của Kinh đô Thăng Long. nội dung chi tiết. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH VAI TRÔ CỦA KINH ĐÔ THĂNG LONG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU CỦA ĐẠI VIệT thê Kỷ XVII TS Hoàng Anh Tuấn ThS Lê Thuỳ Linh Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phát kiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp khoảng 1500 - 1789 . Các quốc gia Đông Á Đại Việt nói riêng đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọng đến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó Gần một thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tây liên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn Đại Việt - với vai trò nổi bật của Kinh đô Thăng Long - đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ. 1. Kỷ nguyên thương mại và toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ Trong cách phân kỳ lịch sử Tây Âu giai đoạn từ sau các đại phát kiến địa lý của hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cuối thế kỷ XV đến cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII thường được gọi chung là giai đoạn cận đại sơ kỳ 1. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây ở nhiều nền sử học phương Đông khái niệm cận đại sơ kỳ cũng ngày càng được xác lập một cách phổ biến trong cách phân kỳ lịch sử các dân tộc2. Mặc dù vậy ở Việt Nam khái niệm cận đại sơ kỳ vẫn chưa được sử dụng một cách chính thống trong các công trình sử học mang tính quy chuẩn mặc dù các nhà nghiên cứu đã luận bàn tương đối nhiều về những chuyển biến nội sinh của Đại Việt dưới tác động của các luồng thương mại và bang giao quốc tế3. Không chỉ khai sinh giai đoạn cận đại sơ kỳ các đại phát kiến địa lý của người châu Âu đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho quan hệ thương mại và bang giao Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN