tailieunhanh - Công nghệ kết tủa lắng đọng điện hóa bằng dòng xung chế tạo sợi nano đồng và composite Ni-Sic

Công nghệ lắng đọng hóa học từ pha khí ( Chemical Vapor Deposition: CVD) đã được sử dụng phổ biến để chế tạo vật nano. Tương tự như CVD, công nghệ kết tủa để lắng đọng điện hóa (Electrochemical Deposition: ED) cũng có thể được sử dụng để chế tạo các vật liệu nano theo nguyên lý “bottom-up: từ dưới lên”. Khác với quá trình “ từ dưới lên” của công nghệ CVD được bắt đầu từ phân tử hoặc nguyên tử có ở thể khí, công nghệ điện hóa thực hiện quá trình kết tủa và lắng đọng tạo vật liệu nanô chủ yếu từ các ion hoặc các hạt nano lơ lửng có trong dung dịch điện li Công nghệ điện hóa cũng có thể chế tạo được các dạng vật liệu nanô khác nhau như: hạt, sol, gel-không chiều; dây, sợi, ống-một chiều; màng, lớp-hai chiều hoặc nanocomposit. Ưu điểm của công nghệ điện hóa là thực hiện quá trình phản ứng ở nhiệt độ phòng và với dung dịch điện li nước nên khá kinh tế và thân thiện môi trường. Việc điều khiển kích thước vật liệu của quá trình công nghệ điện hóa được thực hiện bằng các chế độ công nghệ của kĩ thuật mạ thông dụng cũng như kết hợp với kỹ thuật dòng xung và bề mặt điện cực ca tốt xốp có lỗ kích thước nanomét. Với công nghệ điện hóa đã nêu trên có thể nghiên cứu chế tạo được sợi nano đồng và tạo lớp nanôcomposit Ni-SiC. | TẠP CHỈ KHOA HỌC VẢ CÔNG NGHỆ Tập 46 số 4 2008 Tr. 93-98 CÔNG NGHỆ KẾT TỦA LẮNG ĐỌNG ĐIỆN HÓA BẰNG DÒNG XUNG CHẾ tạo sợi nano đổng và composite Ni-SiC NGUYỀN ĐỨC HÙNG NGÔ HOÀNG GIANG NGUYỄN DUY KÉT Công nghệ lắng đọng hóa học từ pha khí Chemical Vapor Deposition CVD đã được sử dụng phổ biến để chế tạo vật liệu nano 1 . Tương tự như CVD công nghệ kết tủa để lắng đọng điện hóa Electrochemical Deposition ED cũng có thể được sử dụng để chế tạo các vật liệu nano theo nguyên lý bottom-up từ dưới lên . Khác với quá trình từ dưới lên của công nghệ CVD được bắt đầu từ phân tử hoặc nguyên tử 2 có ở thể khí công nghệ điện hóa thực hiện quá trình kết tủa và lắng đọng tạo vật liệu nanô chủ yếu từ các ion hoặc các hạt nano lơ lừng có trong dung dịch điện li 3 . Công nghệ điện hóa cũng có thể chế tạo được các dạng vật liệu nanô khác nhau như hạt sol gel - không chiều dây sợi ống - một chiều màng lớp - hai chiều hoặc nanocomposit 4 6J. Ưu điểm của công nghệ điện hóa là thực hiện quá trình phản ứng ở nhiệt độ phòng và với dung dịch điện li nước nên khá kinh tế và thân thiện môi trường. Việc điều khiển kích thước vật liệu của quá trình công nghệ điện hóa được thực hiện bằng các chế độ công nghệ của kĩ thuật mạ 7 thông dụng cũng như kết hợp với kĩ thuật dòng xung 8 9 và bề mặt điện cực catốt xốp có lỗ kích thước nanomét 10 . Với công nghệ điện hóa đã nêu trên có thể gghiên cứu chế tạo được sợi nano đồng và tạo lớp nanôcomposit Ni-SiC. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu Thiết bị để thực hiện quá trình điện hóa là nguồn 1 chiều và nguồn xung đa năng 11 . Nhôm được anốt hóa tạo xốp lỗ có kích thước nano 12 để làm vật liệu điện cực cho quá trình tạo sợi đồng nanô và điện cực thép CT3 để tạo composit Ni-SÌC. Dung dịch điện li là hệ sunfát với thành phần và các chất thêm tương tự như công nghệ mạ đồng và mạ niken 13 Dòng xung xoay chiều được sử dụng cho chế tạo sợi nanô đồng còn chế tạo nanôcomposit Ni-SiC bằng xung vuông. Kích thước lỗ xốp củá màng ôxít nhôm anốt hóa được xác định trên .