tailieunhanh - Quá trình thay đổi mô hình đô thành ở Trung Quốc và đô thành Nhật Bản cổ đại

Bài viết của TS. Toyoda Hiroaki trình bày một cách khái quát sự thay đổi lớn trong khái niệm đô thành ở Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng của nó đến cấu trúc không gian cung đô của Nhật Bản thời cổ đại, qua đó tìm hiểu cấu trúc không gian quốc đô của Nhật Bản nói riêng và bản chất của đô thị nói chung. Mời các bạn tham khảo. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH QUÁ TRINH THAY ĐÔÌ MÔ HĨNH ĐÔ THÀNH ở TRUNG QUỐC VÀ ĐÔ THÀNH NHẬT BAN CÔ ĐẠI TS Toyoda Hiroaki Lời mở đầu Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các kinh đô của Trung Quốc từ thời Tiền Hán thế kỷ III tr. CN - thế kỷ I sau CN đến thời Tùy 581 - 618 Đường 618 - 907 . Tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu khảo sát sự phân chia các không gian thành nội thành và quách ngoại quách . Thêm vào đó hầu như cũng chưa có một nghiên cứu nào phân biệt 2 không gian thành và quách trong các kinh đô của Nhật Bản thời kỳ cổ đại. Trong loạt chuyên khảo được công bố từ năm 1998 chúng tôi đã tiến hành khảo sát các kinh đô của Trung Quốc từ thời Hán đến thời Nam Bắc triều từ góc độ cấu trúc không gian 3 vòng cung - thành - quách . Chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm cho rằng khái niệm đô thành được dùng để biểu thị không gian thành của một kinh đô đã có sự thay đổi lớn trong giai đoạn từ thời Tùy 581 - 618 đến sơ kỳ thời Đường. Trong giai đoạn quá độ này khái niệm đô thành từ chỗ chỉ chỉ khu vực nội thành bao bọc lấy khu vực cung đã được mở rộng về mặt phạm vi bao gồm thêm cả khu vực quách ngoại quách của kinh đô. Ở Nhật Bản thời cổ đại khu vực nội thành vốn là đô thành có khả năng nhà nước cổ đại Nhật Bản trước tiên đã thiết kế cấu trúc vương thành theo hình mẫu lý tưởng được ghi chép trong sách Chu Lễ Toyoda 1998 2001 2002 2003 2007-a 2008 . Mặc dù khái niệm đô thành kiểu mới hình thành trong thời Tùy - Đường đã được du nhập một phần vào cấu trúc các kinh đô của Nhật Bản từ Kinh thành Heijo trở đi song chúng tôi đã chỉ ra rằng quan niệm về cấu trúc đô thành nguyên gốc vốn chỉ bao gồm khu vực nội thành vẫn tiếp tục được kế thừa và bám rễ sâu trong kiến trúc kinh đô của Nhật Bản Toyoda 2002 2007-a 2008 . Những thành quả nghiên cứu đó đã được tổng hợp trong bài viết Sự biến đổi của khái niệm đô thành ở Trung Quốc và cung đô của Nhật Bản Toyoda 2008 . .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.