tailieunhanh - Bài giảng Nền móng: Chương 3 - PGS.TS Nguyễn Hồng Nam

Bài giảng Nền móng - Chương 3: Tính toán móng mềm, giới thiệu khái niệm móng mềm và mô hình nền, tính móng băng theo mô hình nền biến dạng cục bộ, tính móng băng theo mô hình nền biến dạng tuyến tính. Đây là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Xây dựng. | Chương 3 Tính toán móng mềm Nguyễn Hồng Nam 2010 183 Nội dung Khái niệm về móng mềm và mô hình nền Tính móng băng theo mô hình nền biến dạng cục bộ Tính móng băng theo mô hình nền biến dạng tuyến tính Nguyễn Hồng Nam 2010 184 Khái niệm về móng mềm và mô hình nền Căn cứ vào độ cứng của móng chia móng cứng và móng mềm. Móng mềm chỉ liên quan đến móng có độ cứng hữu hạn EJ 0 . Không xét móng có độ cứng rất lớn EJ hoặc độ cứng rất nhỏ Ej 0 . Mục đích tính toán móng mềm là xác định phản lực nền và độ võng của dầm từ đó xác định được nội lực trong dầm. Nguyễn Hồng Nam 2010 185 Sự khác nhau chủ yếu về tính toán móng cứng và móng mềm Đối với móng cứng lớn bản thân móng bị biến dạng rất nhỏ và coi như không ảnh hưởng đến sự phân bố phản lực nền không phát sinh nội lực trong móng. Đối với móng mềm độ cứng của móng có ảnh hưởng đến sự phân bố phản lực nền và nội lực móng. Chú ý Khi tính toán móng mềm xác định phản lực theo công thức nén lệch tâm sẽ có sai số lớn. Nguyễn Hồng Nam 2010 186 3 loại kết cấu móng mềm Dầm là móng có một kích thước chiều dài lớn hơn nhiều hai kích thước còn lại. Vì chiều rộng b nhỏ nên giả thiết trạng thái ứng suất biến dạng của dầm không biến đổi theo phương ngang bài toán ứng suất phẳng. Nguyễn Hồng Nam 2010 187 3 loại kết cấu móng mềm Dải là móng kéo dài vô hạn theo một phương. Tiết diện ngang và quy luật phân bố tải trọng không đổi theo phương đó. Chỉ cần xét bài toán biến dạng phẳng cắt 1 m dài vì biến dạng theo phương dài vô hạn bằng 0. Đối với CTTL xét chiều dài 3 lần chiều rộng ví dụ đê .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN