tailieunhanh - Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng tiêu biểu và là cơ hội chưa từng có để nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch đô thị và cách thức biểu đạt văn hóa nghệ thuật tại nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông Bắc Á. Bài viết giới thiệu những giá trị của khu Hoàng Thành và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THẪNG LONG - HÀ NỘI TS Nguyễn Văn Sơn Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới vào hồi 6h30 ngày 01 8 2010 giờ Việt Nam bởi Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã đáp ứng được các tiêu chí ii iii và vi theo Công ước về Di sản Thế giới năm 1972. Lịch sử phát triển liên tục của Hoàng thành Thăng Long đã tiếp nhận những ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn trong khu vực và thế giới như Nhật Bản Đông Á Tây Á Phật giáo của Ân Độ Nho giáo và Đạo giáo của Trung Hoa ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đặc biệt là kiến trúc Pháp với phong cách Tân cổ điển và các nước Đông Âu trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những ảnh hưởng của các nền văn hoá này không làm mất đi bản sắc văn hoá Việt Nam mà ngược lại còn làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ và lắng đọng những giá trị tinh tuý nhất của các nền văn minh lớn của châu Á. Nó được phát triển liên tục lâu dài là minh chứng tiêu biểu và là cơ hội chưa từng có để nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc quy hoạch đô thị và cách thức biểu đạt văn hoá nghệ thuật tại nơi giao thoa của các nền văn hoá Đông Bắc Á Đông Nam Á nơi chứng kiến các sự kiện trọng đại trong lịch sử hơn một ngàn năm phát triển của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội và vẫn còn hiện hữu với Thủ đô đang phát triển hôm nay. Nhưng vấn đề bảo tồn như thế nào đối với một khu di sản có bề dày lịch sử hơn một ngàn năm liên tục có các tầng văn hoá chồng xếp lên nhau lại nằm ở độ sâu dưới lòng đất từ 2m đến 4m trong điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt của Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều ẩm ướt về mùa hè khô hanh về mùa đông là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển trong khi di tích chủ yếu ở độ sâu như vừa nêu trên luôn chịu các tác động của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.