tailieunhanh - Đại Việt là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời Hậu Lý Sơ

Đa số các nhà sử học Việt Nam cho rằng Đại Việt đã là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời triều Lý. Trong bài báo cáo này, TS. Polyakov Alexey muốn nêu lên vấn đề Đại Việt là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời Hậu Lý Sơ (1009 - 1127). Mời các bạn tham khảo. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH ĐẠI VIỆT LÀ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG ƯƠNG TẬP QUYÊN THỜI HẬU LÝ SƠ TS Polyakov Alexey Trong bài báo cáo này tôi muốn nêu lên vấn đề Đại Việt1 là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời Hậu Lý Sơ 1009 - 1127 2. Đa số các nhà sử học Việt Nam cho rằng Đại Việt đã là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời triều Lý. Nhưng trong giới sử học nước ngoài lại có những ý kiến khác. Những học giả nước ngoài tin rằng dưới triều Lý không có nhà nước trung ương tập quyền. Họ cho rằng nhà Lý chỉ quản lý trực tiếp khu vực Thăng Long và những diện tích bên cạnh đó. Cũng có ý kiến cho rằng nhà Lý đã duy trì quyền lực của mình trong một liên minh hoặc thoả hiệp với các thế lực địa phương. Trong bài báo cáo này tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng nước Đại Việt là một nước phong kiến trung ương tập quyền bắt đầu từ thời Hậu Lý Sơ. Ở đây tôi có sử dụng tài liệu trong sách chuyên khảo của tôi nhan đề Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X - XIV3. Với cái chết của Lê Long Đĩnh thường gọi mỉa mai là Lê Ngoạ Triều vào năm 1009 đã kết thúc một thế kỷ tồn tại của quốc gia Việt Nam độc lập với biết bao những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng giải phóng khỏi ách đô hộ Trung Hoa các triều đại dân tộc đầu tiên dù tồn tại ngắn ngủi những cuộc nội chiến phong kiến hoạt động của các nhà cai trị nhằm xây dựng nhà nước non trẻ sơ khai nhưng đầy sức sống. Ở thế kỷ X cuộc đấu tranh giữa hai thế lực lớn đối lập nhau - giữa những người theo xu hướng tập quyền thống nhất và các thủ lĩnh địa phương nắm quyền tại các khu vực nhỏ bé muốn duy trì sự độc lập hoàn toàn của mình cuối cùng đã dẫn đến sự thắng lợi của khuynh hướng thống nhất. Có những điều kiện chủ quan và khách quan đóng vai trò quyết định đối với tình hình này. Những truyền thống được hình thành trong thời kỳ dựng nước đầu tiên và sau đó là sự thống nhất về mặt hành chính dưới quyền kiểm soát của các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN