tailieunhanh - Các công trình được xây đắp trong và ngoài Kinh đô Thăng Long thời Lý

Bài tham luận của GS. TS. Momoki Shiro nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về kết quả nghiên cứu trong thời Lý (1009 - 1225) của Kinh đô Thăng Long. Tác giả muốn tìm hiểu về các công trình cung điện, lầu các, cơ quan hành chính, chùa chiền, chợ búa, vườn ao đã được xây đắp trong và ngoài Kinh đô Thăng Long để phục dựng lại các chức năng cần thiết cho một kinh đô đã được quy hoạch như thế nào. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH CÁC CÔNG TRINH ĐOỰC XÃYĐẮP TRONG VÀ NGOÀI KINH ĐÔ THẪNG LONG THỜI LÝ GS. TS Momoki Shiro 1. Lời mở đầu Với tư cách là chuyên gia lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần tôi được tham gia Ban chuyên gia hỗn hợp Việt - Nhật nghiên cứu và bảo tồn Hoàng thành Thăng Long kể từ năm 2007. Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về kết quả nghiên cứu trong thời gian ba năm nay chủ yếu về thời Lý 1009 - 1225 của Kinh đô Thăng Long1. Hy vọng rằng bài này có thể đóng góp phần nào để làm sáng tỏ hơn giá trị lịch sử của Thăng Long - Hà Nội mà khu trung tâm đó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Nói chung tài liệu thành văn của giai đoạn Lý - Trần không nhiều. Mặc dù không ít công trình nghiên cứu khảo cổ học và sử học về Kinh đô Thăng Long đã được công bố2 nhưng còn một số vấn đề chưa được đề cập đến hoặc cần được chỉnh lý lại. Trong bài này tác giả muốn tìm hiểu về các công trình cung điện lầu các cơ quan hành chính chùa chiền chợ búa vuờn ao. đã được xây đắp trong và ngoài Kinh đô Thăng Long để phục dựng lại các chức năng cần thiết cho một kinh đô đã được quy hoạch như thế nào. 2. Các công trình trong và xung quanh khu vực cung cấm . Các công trình xây dựng năm 1010 - 1011 và 1029 - 1030 Mọi người biết đến ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư3 viết tắt là TT của năm 10101011 và 1029 - 1030. Đại Việt sử lược viết tắt là SL cũng có ghi chép tương tự. Theo TT tháng 7 1010 vua Lý Thái Tổ 1009 - 1028 dời đô từ Hoa Lư đến Kinh phủ Đại La thành và đổi tên thành Đại La sang thành Thăng Long rồi xây dựng cung điện ở trong Kinh thành Thăng Long. Phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi triều bên tả làm điện Tập Hiền bên hữu làm điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn. Chính hướng Nam xây điện Cao Minh thềm gọi là Long Trì. Bên trong Long Trì có mái cong hàng hiên bao quanh bốn