tailieunhanh - Quan niệm về sự phát triển bền vững đô thị và những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững thủ đô Hà Nội hiện nay

Bài viết giới thiệu tới người đọc các nội dung: Phát triển bền vững và phát triển bền vững đô thị, những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. . | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH QUAN NIỆM VỂ PHẤT TRIỂN BỂN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA CHO PHẤT TRIỂN BỂN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY TS Đoàn Minh Huấn TS Vũ Văn Hậu 1. Phát triển bền vững và phát triển bền vững đô thị . Quan niệm về phát triển bền vững Trong hơn ba thập kỷ qua nhiều tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đê phát triển bền vững. Mặc dù đã được đề cập từ lâu thậm chí có những quan điểm cho rằng ngay trong các tác phẩm của Marx và Engel vấn đề phát triển bền vững đã được đặt ra từ góc tiếp cận quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Tuy nhiên trong sự vận động phát triển của xã hội phải đến Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường con người năm 1972 tại Stockholm Thuỵ Điển tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và quá trình phát triển mới chính thức được thừa nhận. Đồng hành với nó thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong cuốn Chiến lược bảo tồn thế giới do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN xuất bản năm 1980 với mục tiêu tổng quát là đạt được sự phát triển bền vững thông qua bảo tồn các nguồn tài nguyên sống. Trong Báo cáo Tương lai chung của chúng ta còn được gọi là Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển WCED năm 1987 cũng đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững. Theo đó ghừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Theo WCED phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của họ . Như vậy đặt trong dòng chảy của sự phát triển khái niệm phát triển bền vững có thể thấy nếu quan điểm của Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh đến sự thống nhất các giá trị môi trường và bảo tồn trong quá trình phát triển còn WCED lại tập trung vào sự bền vững về kinh tế và xã hội. Trong cuốn Cứu lấy trái đất Chiến lược vì sự sống bền vững khái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN