tailieunhanh - Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ thể chế

Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam được khởi động từ Đổi mới (1986) và được tăng tốc từ cuối thập niên 1990. Đồng thời, phạm vi phân cấp cũng liên tục được mở rộng, cho đến giữa thập niên 2000 đã bao trùm sáu lĩnh vực chính là: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn, tài liệu. | PHÂN CẤP QUẢN LÝ KINH TẾ Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ CHẾ1 Vũ Thành Tự Anh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 1. Giới thiệu Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam được khởi động từ Đổi mới 1986 và được tăng tốc từ cuối thập niên 1990. Đồng thời phạm vi phân cấp cũng liên tục được mở rộng cho đến giữa thập niên 2000 đã bao trùm sáu lĩnh vực chính là quản lý quy hoạch kế hoạch đầu tư phát triển ngân sách nhà nước đất đai tài nguyên doanh nghiệp nhà nước hoạt động sự nghiệp dịch vụ công và tổ chức bộ máy cán bộ công chức. Chính phủ kỳ vọng rằng chính sách phân cấp sẽ giúp phát huy mạnh mẽ tính năng động sáng tạo quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2 Tuy nhiên sau hơn một thập kỷ đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế kết quả thu được không như kỳ vọng. Từ góc độ của chính quyền trung ương phân cấp làm xói mòn tính thống nhất của chính sách quốc gia gia tăng sự cạnh tranh không lành mạnh các giữa chính quyền địa phương do đó một mặt làm suy giảm mức độ kiểm soát của chính quyền trung ương mặt khác làm tăng tính cục bộ địa phương. Từ góc độ địa phương phân cấp chưa đi kèm với những điều kiện nguồn lực và thể chế cần thiết để triển khai phân cấp một cách hiệu quả. Không những thế khung khổ chính sách phân cấp còn thiếu sự ăn khớp giữa các ngành và thiếu sự đồng bộ giữa các lĩnh vực phân cấp vì vậy trong nhiều trường hợp đẩy chính quyền địa phương vào thế lúng túng bị động. Cuối cùng người dân và doanh nghiệp - những đối tượng chịu tác động cuối cùng của chính sách phân cấp - chưa thực sự được tham gia và có tiếng nói đối với ngay cả những chính sách quan trọng nhất tác động đến hoạt động và kết quả kinh tế của họ. Trong quá trình phân cấp ở Việt Nam nổi lên bốn mâu thuân có tính nền tảng trong bản thân hệ thống nhà nước. Thứ nhất phân cấp ở một quốc gia nhất thể và tôn ti trật tự như Việt Nam nhất thiết đòi hỏi sự chuyển đổi vai trò của nhà nước từ vai trò truyền

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN