tailieunhanh - Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại - MĐ04: Trồng cà phê

Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại là mô đun chuyên môn của nghề trồng cà phê. Với mục tiêu sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: nhận biết được một số sâu, bệnh hại chính trên cây cà phê; thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả cho từng đối tượng gây hại; có ý thức đảm bảo an toàn cho ngươi và cây cà phê; đồng thời thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI Mã mô đun số MĐ 04 NGHỀ TRÒNG CÀ PHÊ TRÌNH ĐỘ DẠY SƠ CẤP NGHỀ 3 THÁ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thông tin có thể được cho phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cám ơn và hoan nghênh các thông tin giúp chúng tôi sửa chữa hiệu đính và hoàn thiện tài liệu ngày một tốt hơn. MÃ TÀI LIỆU MĐ 04 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây ngành sản xuất cà phê thường xuyên phải đối đầu với sự bùng nổ của sâu bệnh mà cho đến nay vẫn còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dịch rệp sáp hại rễ năm 1993 hiện tượng vàng lá thối rễ xuất hiện từ năm 1995 tàn phá hàng nghìn ha cà phê đến năm 1996 dịch rệp sáp hại quả lại xuất hiện và trở thành loài dịch hại chính trên cây cà phê hiện nay. Bên cạnh đó cà phê vối giống cà phê chiếm trên 95 diện tích trồng ở Tây Nguyên vốn được xem là giống có khả năng chống chịu được nhiều loại sâu bệnh thì hiện nay đang bị đe dọa bởi hàng loạt các đối tượng dịch hại mà trước đây không hề gây hại trên cà phê vối Bệnh gỉ sắt gây hại trên 50 số cây trên đồng ruộng bệnh vàng lá thối rễ mà nguyên nhân chủ yếu là tuyến trùng Pratylenchus coffeae đây là loài tuyến trùng thường gây hại trên cà phê chè ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới Vì vậy yêu cầu đối với người sản xuất cà phê phải biết được đặc điểm hình thái triệu chứng gây hại nguyên nhân xâm nhập và tác hại của các loại sâu bệnh gây hại trên cây cà phê. Từ đó xác định phương pháp phòng trừ thích hợp có hiệu quả cao đảm bảo cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt thu được hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời bảo đảm an toàn cho con người cây cà phê cũng như môi trường môi sinh và cân bằng sinh thái. Biên .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
19    228    0    23-04-2024
23    155    0    23-04-2024
8    83    0    23-04-2024
6    86    0    23-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.