tailieunhanh - Đến thăm Iceland - vùng đất của nham thạch

Nhanh chóng vượt qua bầu trời Na Uy, Thụy Điển và sau gần 3 giờ bay trên biển tiếp đó, tôi cùng các bạn đồng nghiệp ở Công ty năng lượng Nord Pool Spot (NPS) được tiếp cận với Iceland vào một ngày chớm đông Nhâm Thìn 2012. Chủ động ngồi cạnh cửa sổ nên khi máy bay hướng về Bắc cực, tôi có dịp nhận ra một đường cong ở phía chân trời, chỉ có đám mây trắng lớn mới giúp ngăn cách được màu xanh của bầu trời và vùng biển rộng. . | Khi đi trên một chiếc cầu nằm trong công viên quốc gia Bingvellir, tôi còn sờ được “mẫu đất đá châu Mỹ nguyên thủy” của vách núi bên phải thành cầu. Theo những nhà khảo cổ, chính nơi đây là một phần ranh giới của châu Âu và châu Mỹ. Do những biến động địa chất trong lòng đại dương, cách đây khoảng 20 triệu năm, Iceland được hình thành từ những lần phun trào núi lửa tại khe nứt trong lòng Đại Tây Dương. Có thể hiểu toàn bộ đất nước này chính là phần nổi lên trên bề mặt nước của những dãy núi vừa nêu, hai vách núi còn nằm lại trên lãnh thổ Iceland sát thành cầu mà tôi đi qua đã bị tách ra trước đây, đẩy phần lớn từ khe nứt bên phải dãy núi trôi dạt hình thành châu Mỹ ngày nay. Khoảng gần 500 năm trước khi Christopher Columbus khám phá châu Mỹ (năm 1492), thật ra việc tìm đến các vùng đất châu Mỹ gần Bắc cực như Greenland, Vinland. đã do những nhà thám hiểm các nước Bắc Âu thực hiện, trong đó có công lớn của người con nước Iceland là nhà thám hiểm Leif Eriksson. Năm 1930, trên mảnh đất mà 15 năm sau nhà thờ Hallgrímskirkja mới được khởi công, tượng đài Leif Eriksson đã được chính người dân Bắc Mỹ xây dựng như một lời tri ân tổ tiên của mình với lời khắc:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.