tailieunhanh - Bản sắc mỹ thuật Thăng Long qua các ngôi chùa Hà Nội

Bài viết của ThS. Trang Thanh Hiền giới thiệu tới người đọc kiến trúc chùa Hà Nội và sự tích hợp các giá trị nghệ thuật, nghệ thuật điêu khắc và các tông phái Phật giáo. nội dung chi tiết. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH BẲN SẮC MỸ THUẬT THĂNG LONG QUA CẮC NGÔI CHÙA HÀ NỘI ThS Trang Thanh Hiền Phật giáo được truyền vào Việt Nam khá sớm ngay từ những ngày đầu Công nguyên theo đường bộ và đường thuỷ bằng các phương cách khác nhau. Vào cuối thế kỷ II trị sở của quận Giao Chỉ lúc đó là Luy Lâu đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của nước ta 1. Từ Luy Lâu Phật giáo được truyền sang trung tâm Bành Thành và Lạc Dương. Từ thế kỷ II cho đến thế kỷ IX Phật giáo đã phát triển một cách nhanh chóng và ghi nhận những thành tựu đáng kể với sự xuất hiện của các dòng Thiền. Thời Đinh -Tiền Lê Phật giáo đã đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành và xây dựng một quốc gia phong kiến. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long và việc Lý Công Uẩn lên ngôi mở ra một triều đại mới có sự đóng góp không nhỏ của các thế hệ Thiền sư. Để kiến tạo nên một trung tâm văn hoá - chính trị - tôn giáo của cả nước ở Thăng Long các ngôi chùa đã được dựng lên như sự biểu dương của thế quyền và thần quyền. Do đó các ngôi chùa Hà Nội không chỉ đơn thuần ghi nhận những dấu ấn của lịch sử Phật giáo mà chúng còn ghi nhận dấu ấn của việc tạo dựng vương triều. Những ngôi chùa như chùa Kiến Sơ chùa Trấn Quốc chùa Diên 1 lựu. đã là các địa điểm quan trọng nơi kiến tạo nên hệ tư tưởng độc lập với phương Bắc thông qua vai trò của các Thiền sư như Định Không Pháp Hiền Vạn Hạnh. Đây cũng là nơi hội tụ của các dòng Thiền như Tỳ Ni Đa Lưu Chi Vô Ngôn Thông Thảo Đường rồi Trúc Lâm thời Lý - Trần đến thế kỷ XVII XVIII trở về sau là dòng Lâm Tế và Tào Động. Ngay cả trong những giai đoạn mà Phật giáo bị hạn chế nhất như thời Lê sơ thế kỷ XV thì ở đất Thăng Long vẫn có những ngôi chùa được dựng như chùa Kim Liên 1443 . Điều này chứng tỏ cho dù triều đại nào Phật giáo thịnh hay suy thì vai trò tâm linh của các ngôi chùa ở Hà Nội vẫn chiếm một vị thế quan trọng. Song song với