tailieunhanh - Giáo trình Trồng cây Sơn ta - MĐ02: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm

Giáo trình Trồng cây Sơn ta thuộc MĐ02 nghề "Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm" gồm 5 bài. Nội dung giới thiệu chung về cây Sơn ta; sản xuất cây con Sơn ta; trồng rừng Sơn ta; chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta; khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA MÃ SÓ MÔ ĐUN 02 NGHỀ TRỒNG CÂY LẤY NHỰA SƠN TA THÔNG TRÔM Trình độ Sơ cấp nghề Hà Nội 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liêu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây Sơn là một cây lấy nhựa quý và độc đáo ở Việt Nam loài cây này có tiềm năng triển vọng và có giá trị và hiệu quả cao so với các loại cây trồng dài ngày trên đất vùng đồi đặc biệt là đất đồi thấp có độ dốc vừa phải. Đối với người dân trồng cây Sơn thì nhựa sơn là nguồn thu nhập chính. Cây Sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo giúp cho nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trồng cây Sơn vừa có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế vừa góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Sơn lấy nhựa chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Trồng cây sơn ta. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài Bài 1 Giới thiệu chung về cây sơn ta Bài 2 Sản xuất cây con sơn ta Bài 3 Trồng rừng Sơn ta Bài 4 Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Bài 5 Khai thác Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác giúp đỡ của các nhà khoa học Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Sơn của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình giáo trình dù đã có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN