tailieunhanh - Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội: Thành tựu và những vấn đề đang đặt ra

Trong các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ đều thể hiện rất rõ quan điểm gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong bài toán phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khoảng cách giữa mục tiêu và chính sách cụ thể; cũng như đang tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. Mời các bạn tham khảo vấn đề này qua bài viết sau. | Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội Thành tựu và những vấn đề đang đặt ra 15 33 15 12 2009 TCCS - Nếu tính từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta năm 1991 đến nay có thể thấy các nghị quyết của Đảng đều quán xuyến quan điểm Gắn các vấn đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5-2002 đều thể hiện rất rõ quan điểm gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong bài toán phát triển. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khoảng cách giữa mục tiêu và chính sách cụ thể cũng như đang tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. Những thành tựu nổi bật Về kinh tế kết quả thực hiện chiến lược 10 năm 2001 - 2010 ước tính GDP tăng bình quân 7 2 năm năm 2009 - 2010 ước theo kế hoạch của Chính phủ GDP tuyệt đối tăng 2 lần GDP đầu người tăng 3 17 lần và đã vượt ngưỡng USD. Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất gia tăng đáng kể Đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP đã giảm từ 70 giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995 xuống còn khoảng 52 giai đoạn 2006 - 2010 đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng GDP đã tăng từ 16 giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995 lên khoảng 20 giai đoạn 2006 - 2010 đóng góp của yếu tố tăng trưởng tổng hợp TFP đã tăng từ 14 giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995 lên khoảng 28 giai đoạn 2006 - 2010 . Các số liệu trên cho thấy hiệu quả quản lý nền kinh tế đất nước được nâng cao trong vòng 20 năm qua nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và thuộc nhóm thị trường mới nổi có nhiều tiềm năng vị trí kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể. Tiến bộ và công bằng xã hội càng thể hiện rõ nét hơn những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Thông thường để đo tính chất công bằng trong phát triển người ta thường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN