tailieunhanh - Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt với bề dày nghìn năm lịch sử. Cũng chính từ nơi đây tinh hoa của dân tộc kết tinh, hội tụ và lan tỏa, trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam. bài viết "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội" để cùng tìm hiểu về niềm tin của Bác đối với vùng đất này. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI Sự PHẤT TRIỂN CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI PGS. TS Phạm Hồng Chương ThS Trần Thị Huyền 1. Thăng Long - Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt với bề dày nghìn năm lịch sử. Cũng chính từ nơi đây tinh hoa của dân tộc kết tinh hội tụ và lan toả trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam. Năm 1010 Lý Công Uẩn - vị vua khai sáng triều Lý trong bài Chiếu dời đô đã nhận định Thành Đại La ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế rồng cuộn hổ ngồi vị trí ở giữa bốn phương đông tây nam bắc tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng vùng đất cao mà sáng sủa dân cư không khổ về ngập lụt muôn vật rất phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả thật là chỗ hội họp của bốn phương là nơi đô thành bậc nhất của đế vương . Với nhận định này vào mùa thu năm Canh Tuất đó Lý Công Uẩn đã cùng đoàn thuyền ngự và chiến thuyền giăng buồm ngược dòng Nhị Thuỷ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là điểm khởi đầu cho một trung tâm của đất nước. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sinh ra từ mảnh đất Nghệ An - vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng - cách xa Hà Nội. Lớn lên Người theo cha vào Huế -nơi đặt Kinh đô của triều Nguyễn sau đó Người đi tiếp về phương Nam đến Sài Gòn 1911 để rồi từ đó xuất dương. Trải qua 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển quyết tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc năm 1941 từ cửa ngõ phía Bắc địa đầu của Tổ quốc Người trở về quê hương. Khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Hà Nội không còn là kinh đô tính từ khi nhà Nguyễn lập triều vua Gia Long đã dời đô từ Thăng Long vào Huế 1802 . Tên gọi Thăng Long bị biến cải chữ Hán Long là rồng thành Long là sự hưng thịnh để xoá bỏ danh tính gắn với vương triều hạ thấp tường thành phá bỏ thành quách cũ để tương xứng với tỉnh thành Hà Nội. Năm 1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta biến nước ta thành thuộc địa và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN