tailieunhanh - Phụ nữ Hà Nội: Truyền thống và cách tân những năm nửa đầu thế kỷ XX

Bài viết tìm hiểu quá trình đi từ truyền thống đến cách tân của phụ nữ Hà Nội trong những năm nửa đầu thế kỷ XX bao gồm: Hình ảnh người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Hà Nội mới trong bối cảnh tiếp xúc văn hóa Đông - Tây nửa đầu thế kỷ XX. Mời các bạn tham khảo. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH PHỤ Nữ HÀ NỘI TRUYỀN THONG VÀ CÁCH TÂN TRONG NHỮNG NẪM NỬA ĐẨU THẾ KỶ XX TS Đặng Thị Vân Chi Mùa thu năm 1010 Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long. Từ đó Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá của cả nước. Lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội cho thấy những nét đặc trưng của kinh đô - đô thị Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Đến đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp Hà Nội từ một thành thị phong kiến trung đại ngày càng mang dáng dấp một đô thị hiện đại trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá là Thủ đô của Bắc Kỳ và đặc biệt với việc đặt Phủ Toàn quyền ở Hà Nội Hà Nội đã thực sự trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương . Vì vậy người Hà Nội phụ nữ Hà Nội không chỉ mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của người Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng mà còn thể hiện rõ những dấu ấn lịch sử văn hoá do vị thế trung tâm văn hóa chính trị của Thăng Long - Hà Nội mang lại đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mọi biến động của thời cuộc. Bài viết này của chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu quá trình đi từ truyền thống đến cách tân của phụ nữ Hà Nội trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. 1. Hình ảnh người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội truyền thống . Những ảnh hưởng của Nho giáo trong bối cảnh Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô của các triều đại phong kiến Nho giáo là một học thuyết chính trị xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu 722 - 481 và được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc từ thế kỷ I đến thế kỷ X. Những quy định về đạo đức theo quan điểm Nho giáo đối với phụ nữ cũng được truyền bá vào Việt Nam cùng với vị thế ngày càng được củng cố và đề cao của nhà nước phong kiến đối với Nho giáo. Các triều đại phong kiến đặc biệt từ triều Lê thế kỷ XV trong khi xây dựng một thể chế quân chủ Nho giáo đã cụ thể hoá những .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN