tailieunhanh - Lâm sàng thống kê: Bài 10. Đánh giá độ tin cậy của đo lường - Nguyễn Văn Tuấn

Đo lường hay nói nôm na là "cân, đo, đong, đếm" , đóng một vai trò cực ký quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và y khoa nói riêng. Trước một vấn đề y học, chúng ta cần phải định lượng để biết được quy mô của vấn đề. | Lâm sàng thống kê Đánh giá độ tin cậy của đo lường Nguyễn Văn Tuấn Bạn -- người đang đọc bài này -- thử làm một thí nghiệm nhỏ tìm vài đồng nghiệp hay sinh viên và cứ mỗi tình nguyện viên đo huyết áp hai lần và khoảng cách hai lần có thể là 10 phút. Cố nhiên bạn chẳng ngạc nhiên nếu thấy huyết áp rất khác nhau giữa các tình nguyện viên. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ bạn sẽ thấy ở mỗi tình nguyện viên huyết áp lần thứ nhất không giống như huyết áp đo lần thứ hai. Ở đây chúng ta bây giờ tôi nói chúng ta - bạn và tôi có hai nguồn dao động nguồn thứ nhất là độ khác biệt về huyết áp giữa các đối tượng thuật ngữ thống kê học gọi là between-subject variation và nguồn thứ hai là độ khác biệt ở mỗi đối tượng còn gọi là within-subject variation . Tại sao có sự khác biệt giữa các đối tượng Lí do chắc có nhiều chẳng hạn như di truyền lối sống độ tuổi trọng lượng chiều cao . Trong bài này tôi sẽ không bàn đến các lí do này. Nhưng câu hỏi đáng quan tâm hơn là tại sao có sự khác biệt trong mỗi đối tượng Nên nhớ ở đây chúng ta không có can thiệp gì cả và thời gian đo lường chỉ cách nhau có 10 phút hay ngắn hơn. Vì thế lí do cho sự khác biệt giữa hai đo lường ở mỗi đối tượng phản ảnh độ tin cậy thuật ngữ tiếng Anh là reliability hay reproducibility của phương tiện đo lường. Vấn đề đặt ra là làm sao đánh giá hay nói chính xác hơn là định lượng độ tin cậy Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một vài phương pháp để phân tích độ tin cậy của một phương tiện đo lường. Đo lường hay nói nôm na là cân đo đong đếm đóng một vai trò cực kì quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và y khoa nói riêng. Trước một vấn đề y học chúng ta cần phải định lượng để biết được qui mô của vấn đề biết được mối liên hệ giữa các yếu tố trong vấn đề. Nếu không có đo lường và không có thông tin vế qui mô cũng như mối liên hệ cái khoa học tính của nghiên cứu sẽ rất thấp. Do đó có thể nói không ngoa rằng không có đo lường cũng có nghĩa là không có khoa học. Nhưng bất cứ phương pháp đo lường nào cũng có một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN