tailieunhanh - Đề tài: Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ An Giang

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Nhờ chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thể hiện ở Hiến pháp “bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về ngôn ngữ”, tiếng Việt được bảo vệ và phát triển trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của cả nước | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỌC ------00O00- HOÀNG QUỐC NHŨNG ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI CỦA HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TẠI AN GIANG trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt - Hoa Chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng Mã sò TÓM TẮT LUẬN ÁN TIÊN sĩ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2009 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc đa ngôn ngữ. Nhờ chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thể hiện ở Hiến pháp bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về ngôn ngữ tiếng Việt được bảo vệ và phát triển trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của cả nước các ngôn ngữ của 53 dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy thực hiện chức năng là công cụ giao tiếp trong nội bộ của dân tộc mình. Hàng loạt các vấn đề về ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên đáng tiếc là tiếng Hoa với tư cách là ngôn ngữ dân tộc thiểu số của dân tộc Hoa ở Việt Nam thì chưa có công trình nghiên cứu đáng kể nào. Đây chính là lí do chúng tôi chọn đề tài này. Và để có thể tập trung khảo sát sâu hơn chúng tôi chọn địa bàn An Giang - nơi có người Hoa sinh sống làm đối tượng khảo sát. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở An Giang chúng tôi muốn tìm hiểu trạng thái song ngữ xã hội của người Hoa ở Việt Nam như sự phân bố chức năng giữa tiếng Việt với tiếng Hoa cũng như với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác . Để đạt được mục đích trên luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau 1 Hệ thống hoá những kiến thức về lí luận hên quan đến đề tài. 2 Giới thiệu một số nét khái quát về tiếng Hán và các phương ngữ Hán có liên quan đến khái niệm tiếng Hoa của người Hoa ở Việt Nam. 3 Miêu tả cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang. 4 Khảo sát đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang. 5 Khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa trong nhà trường và thái độ ngôn 2 ngữ của phụ huynh học sinh người Hoa đối với trạng thái song .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN