tailieunhanh - Ebook Lịch sử văn minh thế giới: Phần 2

Tiếp theo phần 1 của ebook "Lịch sử văn minh thế giới", sau đây là phần 2 của ebook trình bày nội dung của 4 chương cuối: Chương 5 - Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, Chương 6 - Văn minh Tây Âu thời trung đại, Chương 7 - Sự xuất hiện văn minh công nghiệp, Chương 8 - Văn minh thế giới thế kỷ XX. nội dung của ebook. | Chương V VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI I - TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Địa lí cư dân và sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại a Địa lí và cư dân Ngày xưa các bộ lạc Hy Lạp gọi bộ lạc của mình bằng những tên riêng. Đến khoảng thế kỉ thứ VIII - VII TCN người Hy Lạp mới gọi mình là Helen Hellenes và gọi đất nước mình là Hêla Hellas tức Hy Lạp. Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng các đảo trên biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng tức là vùng lục địa Hy Lạp. Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực Bắc bộ Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua một cái đèo hẹp nằm gần sát bờ biển phía Đông gọi là đèo Técmôpin. Trung bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang dọc nhưng cũng có những đồng bằng trù phú như đồng bằng Áttích và đồng bằng Bêôxi. Đồng thời ở đây còn có nhiều thành phố quan trọng mà nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và Nam bộ là eo đất Coranh. Nam bộ là một bán đảo hình bàn tay 4 ngón gọi là bán đảo Pêlôpônedơ. Ở đây có nhiều đồng bằng rộng và phì nhiêu rất thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khủy tạo nên nhiều vịnh và nhiều hải cảng rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải. Các đảo trên bờ biển Êgiê trở thành những trạm nghỉ chân cho các thuyền đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi trong đó lớn nhất là đảo Crét ở phía Nam bán đảo. Trong khi đó biển Êgiê lại như một cái hồ lớn êm ả sóng im gió nhẹ nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật chế tạo tàu thuyền còn thô sơ. Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nuớc phuơng Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm. Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nuớc có nền công thuơng nghiệp phát triển đồng thời có thể tiếp thu ảnh huởng của nền văn minh cổ đại của phuơng Đông. Cu dân Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc nguời nguời .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.