tailieunhanh - Bài giảng chẩn đoán bệnh thú y - ThS. Nguyễn Thị Ngân
Bài giảng chẩn đoán bệnh thú y do Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân biên soạn giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về chẩn đoán bệnh thú y như: Khám hệ tim mạch, khám hệ hô hấp, khám hệ tiêu hóa, khám hệ tiết niệu, khám hệ thần kinh. Tham khảo để nắm bắt thông tin hữu ích và học tập tốt hơn. | CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y Người biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Ngân Bài mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản của môn học Chương 2: Khám hệ tim mạch Chương 3: Khám hệ hô hấp Chương 4: Khám hệ tiêu hoá Chương 5: Khám hệ tiết niệu Chương 6: Khám hệ thần kinh Chương 7: Kiểm tra máu Bài mở đầu 1. Khái niệm và phạm vi nghiên cứu của môn học Chẩn đoán bệnh thú y - là môn học về khám bệnh. Môn học này nghiên cứu chủ yếu về các phương pháp phát hiện và thu thập triệu chứng bệnh ở động vật nuôi, cách phân tích và đánh giá về các triệu chứng của bệnh để từ đó đi tới kết luận chẩn đoán là gia súc mắc bệnh gì. Nội dung nghiên cứu chính của môn học: - Các phương pháp khám bệnh: + Các phương pháp khám cơ bản (còn gọi là khám thông thường, khám chung hay khám lâm sàng). + Các phương pháp khám chuyên biệt (còn gọi là khám đặc biệt). - Cách thu thập và đánh giá triệu chứng. - Những lý luận tiên tiến và kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh ở gia súc, gia cầm. Môn Chẩn đoán có quan hệ mật thiết với nhiều môn học khác, nhất là các môn chuyên môn trong thú y. Có thể nói, môn Chẩn đoán là cơ sở của thực tiễn thú y - là bài học chuyên môn đầu tiên - là cái cầu giữa các môn khoa học cơ sở và các chuyên môn trong thú y. 2. Mối quan hệ của môn chẩn đoán với các môn học khác 3. Nhiệm vụ của môn học Nhiệm vụ của môn Chẩn đoán là vận dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau để phát hiện hết những triệu chứng của bệnh và phân tích tổng hợp các triệu chứng đó rồi rút ra kết luận chẩn đoán. Một chẩn đoán đúng, sớm là điều kiện trước tiên để có biện pháp phòng và điều trị bệnh có kết quả. Phải nắm chắc kỹ thuật chẩn đoán, đồng thời đi vào thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh, học tập kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Chương 1 Những vấn đề cơ bản của môn học 1. Khái niệm về triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng . Triệu chứng Một quá trình bệnh có thể gây ra những rối loạn cơ năng, những thay đổi về hình thái tổ chức của các khí quan trong cơ thể. Những biểu hiện ra bên . | CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y Người biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Ngân Bài mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản của môn học Chương 2: Khám hệ tim mạch Chương 3: Khám hệ hô hấp Chương 4: Khám hệ tiêu hoá Chương 5: Khám hệ tiết niệu Chương 6: Khám hệ thần kinh Chương 7: Kiểm tra máu Bài mở đầu 1. Khái niệm và phạm vi nghiên cứu của môn học Chẩn đoán bệnh thú y - là môn học về khám bệnh. Môn học này nghiên cứu chủ yếu về các phương pháp phát hiện và thu thập triệu chứng bệnh ở động vật nuôi, cách phân tích và đánh giá về các triệu chứng của bệnh để từ đó đi tới kết luận chẩn đoán là gia súc mắc bệnh gì. Nội dung nghiên cứu chính của môn học: - Các phương pháp khám bệnh: + Các phương pháp khám cơ bản (còn gọi là khám thông thường, khám chung hay khám lâm sàng). + Các phương pháp khám chuyên biệt (còn gọi là khám đặc biệt). - Cách thu thập và đánh giá triệu chứng. - Những lý luận tiên tiến và kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh ở gia súc, gia cầm. Môn Chẩn đoán có quan hệ .
đang nạp các trang xem trước