tailieunhanh - Ebook Sinh lý bệnh: Phần 2 - BS. Nguyễn Đình Tuấn
Tiếp nối phần 1 Ebook Sinh lý bệnh của tác giả BS. Nguyễn Đình Tuấn, phần 2 sau đây gồm nội dung chương 9 đến chương 13 của tài liệu. Nội dung phần này gồm các chương như: Rối loạn cân bằng Acid base, rối loạn điều hòa thân nhiệt, viêm, rối loạn phát triển tổ chức, sinh lý bệnh quá trình lão hóa. | Chương 9 RỐI LOẠN CÂN BẰNG ACID - BASE I. Đại cương 1. Ý nghĩa của pH máu Hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể luôn đòi hỏi một pH thích hơp trong khi đó phần lớn các sản phẩm chuyển hóa của nó lại có tính acid làm cho pH có khuynh hướng giảm dụ Sự oxy hóa hoàn toàn chất hydrat carbon và mỡ mỗi ngày sinh ra khoảng mEq CO 2. CO2 hóa hợp với nước hình thành acid carbonic H2CO3 . Mặt khác còn có khoảng 70 mEq chất axid cố định acid không bay hơi hình thành từ các nguồn chuyển hóa khác các axid hữu cơ acid lactic acid pyruvic aceton sinh ra từ sự oxy hóa không hoàn toàn chất hydrat carbon và mỡ và các acid cố định dưới dạng sulfat từ oxy hóa các acid amin có chứa sulfua nitrat và photphat từ oxy hóa các phosphoprotein . Tuy các chất chuyển hóa acid được hình thành một cách liên tục như vậy nhưng pH của các dịch hữu cơ vẫn ít thay đổi là nhờ cơ thể tự duy trì pH bằng các hệ đệm trong và ngoài tế bào sự đào thải acid của phổi và thận - Bằng hệ thống đệm huyết tương Bao gồm hệ đệm HCO37H2CO3 hệ đệm proteine proteinate và hệ đệm H2PO4- HPO42-. Các hệ đệm này đảm nhiệm 47 khả năng đệm của toàn cơ thể. - Bằng hệ thống đệm của hồng cầu Bao gồm hệ đệm Hemoglobinate Hemoglobine hệ đệm HCO3- H2CO3 và hệ đệm phosphate hữu cơ. Các hệ đệm này đảm nhiệm 53 khả năng đệm còn lại của toàn cơ thể. - Đào thải acid bay hơi CO2 qua phổi - Đào thải acid không bay hơi qua thận Bởi vậy pH huyết tương tương đối hằng định và bằng 7 4 0 05. 2. Khái niệm về pH và ion H Trong Y học và Sinh học người ta mô tả sự trao đổi chất acid và base theo khái niệm của Bronstedt. Acid được định nghĩa như là một chất có thể giải phóng ion H còn chất base là chất có thể tiếp nhận ion H . Độ acid của một dung dịch được biểu thị bằng giá trị pH và bằng nghịch dấu logarit của hoạt tính proton pH - logH Bs Nguyễn Đình Tuấn st Page 89 Sự duy trì cân bằng acid-base trong giới hạn bình thường cũng chính là sự duy trì nồng độ ion H trong giới hạn bình thường. Dung dịch acid chứa một lượng
đang nạp các trang xem trước