tailieunhanh - Tiểu luận: Chu kỳ kinh tế chính trị: Mối quan tâm về ngân sách

Đề tài Chu kỳ kinh tế chính trị: Mối quan tâm về ngân sách nêu những biến động theo chu kỳ trong chính sách tài khóa của chính phủ gây ra bởi các sắc lệnh hiến pháp trong các cuộc bầu cử định kỳ xảy ra được mô tả thông qua thuật ngữ chu kỳ kinh tế chính trị. Sự xuất hiện của những chu kì này là do hành vi cơ hội của những người đương nhiệm trước khi bầu cử. | ĐẠI HỌ C KINH TẾ KHOA Tài chính doanh nghiệp 5 BAIT Chu kỳ kinh tế chính trị Mối quan tâm về ngân sách Giáo viên hướng dẫn Sử Đình Thành Sinh viên thực hiện Nhóm 9 Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm Nguyễn Thành Ân Vũ Thị Giang Phan Thị Mỹ Hiền Đỗ Thành Nhân 09 2012 Nguyễn Hữu Nhân Lê Đặng Huỳnh Như Nguyễn Quang Sơn Nguyễn Hoàng Nhật Tân Nguyễn Thị Thùy Lớp Cao Học Ngày 2 Tóm tắt Chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa bầu cử và các dạng điều hành khác nhau của 30 nền kinh tế OECD từ năm 1993 đến 2007. Chúng tôi tập trung vào các chỉ tiêu điều hành bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng giao thông vận tải và thông tin liên lạc mà có nhiều sự đóng góp của khu vực công. Chúng tôi chỉ ra bằng chứng cho thấy rằng bầu cử có tác động tích cực đến những hoạt động điều hành tổng thể của các lĩnh vực trên. Kết quả này được giải thích như là chiến lược thao túng trước bầu cử trên danh nghĩa của các nhà cầm quyền. Lợi ích kinh tế được duy trì thông qua các tác động tích cực đóng vai trò như các công cụ chính sách thay thế cho việc chuyển giao tài khóa trước khi bầu cử. Những phát hiện trên là tồn tại và bền vững ngay cả ở các quốc gia có thể chế dân chủ lâu đời noi mà chu kỳ ngân sách chính trị ít có khả năng xảy ra. 1. Giới thiệu Những biến động theo chu kỳ trong chính sách tài khóa của chính phủ gây ra bởi các sắc lệnh hiến pháp trong các cuộc bầu cử định kỳ xảy ra được mô tả thông qua thuật ngữ chu kỳ kinh tế chính trị. Sự xuất hiện của những chu kì này là do hành vi co hội của những người đưong nhiệm trước khi bầu cử. Các chính trị gia trong chính phủ thông qua việc thao túng có chiến lược trong các công cụ chính sách và đặc biệt là mở rộng tài chính nhằm nỗ lực tạo ra các lợi thế kinh tế cho các cử tri. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã xác định thao túng có chiến lược các chính sách tài khóa trước khi bầu cử thay mặt Chính phủ trong các nền dân chủ mới thành lập Brender và Drazen 2008 . Một số các đặc điểm thể chế khác như tham nhũng và không minh bạch đã .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN