tailieunhanh - Giáo án tuần 24: Đặc điểm loại hình của tiếng việt - Ngữ văn 11

Hiểu được thuật ngữ loại hình ở mức độ sơ giản và đặc điểm loại hình của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập. Vận dụng được những tri thức về đặc điểm ấy vào việc học tập tiếng Việt và ngoại ngữ tốt hơn. Sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng Việt. | GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT - LỚP 11 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I - Mục đích cần đạt: 1. Kiến thức cơ bản: - Hiểu được thuật ngữ loại hình ở mức độ sơ giản và đặc điểm loại hình của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập. - Vận dụng được những tri thức về đặc điểm ấy vào việc học tập tiếng Việt và ngoại ngữ tốt hơn. 2. Kỹ năng: Sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng Việt 3. Mục đích giáo dục: Hiểu và biết yêu thương giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) II - Phương pháp: - Tích hợp - So sánh - Dạy theo hướng diễn dịch, quy nạp - Kết hợp với các phương pháp khác như: Vấn đáp, gợi mở, thuyết minh, thảo luận nhóm III – Phương tiện: 1. Đối với GV: - SGK, SGV, sách thiết kế, tài liệu liên quan - Từ điển TV - Bản phụ, phiếu học tập 2. Đối với HS: - SGK, SBT - Từ điển TV - Tập soạn IV – Tiến hành tổ chức dạy học: 1. Ổn định, kiểm tra sỉ số (0,5’) 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) ? Em hãy trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm và chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”. 3. Lời vào bài:(0,5’) Hàng ngày, chúng ta hay nghe trên báo đài thường nói câu: “Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Vậy muốn giữ gìn sự trong sáng đó được tốt hơn, chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm của loại hình tiếng Việt. Tiếng Việt gồm co những đặc điểm nào? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài “ Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. GV:Tổ chức thảo luận nhóm. Thời gian thảo luận là 3’. HS trả lời HS trả lời HS quan sát và ghi nhận Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung HS nghe và ghi nhận TiÕng ViÖt cã nguån gèc b¶n ®Þa, thuéc hä ng«n ng÷ Nam , dßng ng«n ng÷ M«n – Khmer, cã quan hÖ hä hµng gÇn gòi nhÊt víi tiÕng Mường. VD1 - Khi thêm các hư từ: + Tôi sẽ ăn cơm. (dự định ở tương lai) + Tôi không ăn cơm (phủ nhận việc tôi không ăn) + Tôi có ăn cơm (khẳng định tôi có ăn) + Tôi sẽ ăn cơm với bạn. + Cùng ăn cơm vói tôi nhé! + Tôi đã ăn cơm rồi Sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của các thành phần câu: - Vai trò ngữ pháp: +“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta” (1) Chủ ngữ. +“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”(2) Bổ ngữ chỉ đối tượng chịu sự tác động của đồng từ “làm rạng rỡ” - Có sự khác nhau là do trật tự sắp đặt từ qui định. Bài tập 6: a) “con”: yếu tố phụ chỉ đối tượng của động từ “yêu”-> Tình yêu của mẹ dành cho con. Sơ đồ: Tình yêu con YC YP b) “con” yếu tố phụ chỉ sở thuộc của danh từ “tình yêu” -> Tình yêu của con dành cho mẹ. Do có thêm hư từ “của” nên ý nghĩa ngữ pháp của câu thay đổi. Sơ đồ:Tình yêu của con 4. Củng cố: (1’) Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập gồm các đặc điểm: + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. + Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. + Ý nghĩa được biểu thị qua trật tự từ và hư từ. 5. Dặn dò: (1’) - Hòan thành các bài tập trong sách bài tập - Lấy các câu văn, đoạn văn bất kì trong sách, báo để phân tích các đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập. - Nhớ lại đề và bài làm của bài viết số 6, lập lại dàn ý đại cương để chuẩn bị cho tiết trả bài viết.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.