tailieunhanh - Cảm nghĩ về bài 'Cảnh Khuya' của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài 'Cảnh Khuya' của Hồ Chí Minh Sau Nhật kí trong tù, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai. . | Cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh Sau Nhật kí trong tù những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến toát lên phong thái ung dung lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 1947 Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 - năm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy kháng chiến đóng ở chiến khu Việt Bắc. Như nơi hội tụ của nhiều vẻ đẹp khác nhau Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ nhân sinh cao đẹp phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác Hồ khiến ta nhớ lại Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn Bác ví tiếng suối với tiếng hát. Nguyễn Trãi tả nước suối trong còn Bác nghetiếng suối trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật tả màu sắc. Trong đêm khuya thanh vắng giữa chốn núi rừng dễ nghe tiếng hát trong trẻo của tiếng suối xa. Ngay câu mở đầu Cảnh khuya đã đưa người đọc vào thế giới thiên nhiên hiền hòa với cảm giác gắn bó. Câu thứ hai của bài thơ thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp. Nhìn lên vầng trăng cao lồng cổ thụ - nét họa có tính trang nghiêm cổ điển. Nhìn thấp xuống bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại