tailieunhanh - Đề tài: Đánh giá hiện trạng rác tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp
Mục tiêu: đánh giá được kết quả của công tác quản lý tái chế rác thải và lực lượng thu gom rác trong thành phố, hiện trạng của rác thải tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các biện pháp tái chế rác hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp kinh tế. | Chất thải rắn được phân loại thủ công thành từng loại riêng biệt PE, PP. PVC. PS mỗi loại sẽ được tái chế riêng. Chất thải nhựa sau khi phân loại thủ công, sẽ qua hệ thống phân loại bằng từ và khí để loại bỏ kim loai, tạp chất . Đối với chất thải nilong, có thể thêm công đoạn ủ tự nhiên để làm giảm hàm lượng dầu bám vào nilong. Sau công đoạn phân loại, chất thải nhựa sẽ được cắt nghiền bằng máy. Để nâng cao chất liệu tái chế, phế thải nhựa được cắt nghiền sẽ qua hệ thống phân loại bằng từ và khí lần thứ hai nhằm loại bỏ triệt để các tạp chất khác. Phế liệu sau khi được cắt nghiền lần hai được rửa sạch chất bẩn , sau đó đem phơi và được qua công đoạn tạo hạt . Tại đây, phế liệu nhựa được xay nhuyễn và pha màu rồi tạo thành sản phẩm khác nhau như : dép, rổ, thau theo các dây chyền khác nhau. Tại công đoạn ủ tự nhiên, sẽ phát sinh mùi hôi do quá trình phân huỷ hưu cơ. Do vậy, công đoạn này cần chú ý xử lý mùi hôi để tránh gây ô nhiễm môi trường. Đối với công đoạn nấu chảy và đùn, đây là công đoạn gia nhiệt làm nóng chảy nhựa phế thải, nên sẽ phát sinh một lượng khói và mùi. Trong công đoạn này, cũng cần chú ý xứ lý khói thải và mùi. Nước trong quá trình làm mát có thể làm nguội lại và tuần hoàn sử dụng. Do nhựa phế thải dính nhiều tạp chất, trong quá trình rửa sạch sử dụng rất nhiều nước đề rửa phế liệu, thành phần nước thải chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh bám dính trên nhựa. Nước thải này cần được xứ lý và tuần hoàn sử dụng trở lại.
đang nạp các trang xem trước