tailieunhanh - Bài giảng Ngữ pháp văn bản Tiếng Việt - ThS. Phan Thị Thanh Thúy

Bài giảng "Ngữ pháp văn bản Tiếng Việt" do ThS. Phan Thị Thanh Thúy biên soạn gồm các chương sau: chương 1 tổng quan về bộ môn ngữ pháp văn bản, chương 2 liên kết văn bản Tiếng Việt, chương 3 đoạn văn, chương 4 văn bản. | Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN NGỮ PHÁP VĂN BẢN . Giới thiệu sơ lược về ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp văn bản Ngữ pháp truyền thống Ngữ pháp truyền thống chỉ quan tâm đến những đơn vị ngôn ngữ trong phạm vi câu, chưa đi sâu nghiên cứu chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như quá trình tiếp nhận và tạo lập các tín hiệu giao tiếp bằng ngôn ngữ, do đó không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu như điệp, đối, việc lựa chọn các quán từ, vai trò của đại từ, từ nối, các mối liên kết giữa các câu, . Điều này khiến cho nó không đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn trong phân tích tác phẩm văn học hay phân tích và xây dựng các loại văn bản khác nhau. Ngữ pháp truyền thống sử dụng các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ như sau: Âm vị: Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Ví dụ: các âm /b/, /t/, /m/ Hình vị: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Ví dụ: từ “phụ huynh” có hai hình vị: hình vị “phụ” và hình vị “huynh”. Từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất độc lập về nghĩa và hình thức. Ví dụ: các từ “đi”, “tủ”, “ghế” Câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Ví dụ: Lan rất dễ thương. Như vậy, câu được xem là đơn vị lớn nhất trong ngôn ngữ. Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 1 Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt . Ngữ pháp văn bản . Quá trình hình thành và phát triển của bộ môn ngữ pháp văn bản Ngữ pháp văn bản ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của ngữ pháp trong phạm vi câu. Tuy nhiên, cách gọi tên bộ môn ngôn ngữ học này trong tiếng Việt có phần không chính xác, không phản ánh đúng quan niệm được chấp nhận trong ngôn ngữ học Âu châu, bởi vì thuật ngữ văn bản (text) của các ngôn ngữ Âu châu có thể gây ra sự hiểu nhầm trong tiếng Việt, nơi mà thuật ngữ này vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: “sản phẩm ngôn ngữ viết” hay “ngôn phẩm viết”. Do vậy, cần phải hiểu từ “văn bản” theo nghĩa rộng hơn. Ở đây thuật ngữ “ngữ pháp văn bản” bao hàm việc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.