tailieunhanh - Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững tập trung trình bày các vấn đề cơ bản về sự cần thiết của tái cơ cấu, nêu bật những đặc điểm quan trọng của bối cảnh trong nước và quốc tế, đánh giá những thành tựu quan trọng cũng như hạn chế của ngành nông nghiệp trong thập kỷ qua; trình bày mục tiêu “phát triển bền vững” và các định hướng chính của tái cơ cấu;. | 0 TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG tăng giá trị gia TĂNg và PHÁT TRIỂN BỀN Vững GIỚI THIỆU Sau 25 năm đổi mới nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tạo việc làm và thu nhập cho 70 dân cư là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội. Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian dài sản lượng hàng hóa ngày càng tăng xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất lao động vốn vật tư và nguồn lực tự nhiên cao. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học suy thoái tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm nguồn nước tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Trong tương lai nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất chi phí thấp trên trường quốc tế. Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng giá trị gia tăng hàng nông sản đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy cần có những thay đổi tích cực góp phần xây dựng nông nghiệp tiên tiến tạo nền tảng cho một nền kinh tế công nghiệp hiện đại góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
54    140    1    25-11-2024