tailieunhanh - Tóm tắt luận văn: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang

Tóm tắt luận văn: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang do Nguyễn Văn Chiến thực hiện với nội dung chính là hệ thống hoá các vấn đề lý luận phát triển du lịch, phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN CHIẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG Chuyên ngành Kinh tế Phát triển Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ Phản biện 1 TS. ĐẶNG VĂN MỸ Phản biện 2 LÊ HỮU ẢNH Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tố nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nằng ngày 02 tháng năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nằng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa Vang là một huyện ngoại thành nằm về phía tây của thành phố Đà Nằng là một địa phương không chỉ có bề dày truyền thống Cách Mạng chống lại các thế lực xâm lực mà từ lâu du khách trong và ngoài nước đã biết tới với hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như Bà Nà-Suối mơ Suối Hoa-Ngầm các di tích lịch sử các đình làng khu căn cứ cách mạng danh lam thắng cảnh. Nằm trong hợp phần đất của thành phố Đà Nằng trước đây vốn là vùng đất của vương quốc Champa cổ. Sau cuộc hôn nhân giữa vua Champa là Chế Mân với công chúa Đại Việt là Huyền Trân vào năm 1306 vùng đất này đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Sự di dân và quá trình sinh tụ của người Việt chủ yếu từ vùng Bắc Trung bộ trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử đã đưa văn hóa đại Việt thâm nhập vào nơi này cùng với sự giao thoa và tiếp biến giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Champa đã góp phần hình thành một nền văn hóa phong phú đa dạng nhưng mang các sắc thái riêng của địa phương. Hòa Vang hiện có 4 di tích LSVH cấp quốc gia là Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng Đình Bồ Bản Đình Túy Loan Lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Tịnh 16 di tích LSVH cấp thành phố tiêu biểu là các di tích Khu căn cứ cách mạng huyện ủy Hòa Vang Đình Đại La. .và 12 di tích khác đang được đăng ký bảo vệ. Với những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng với nét đặc sắc riêng do nền văn hóa - kiến trúc giao thoa dự án Quần thể Khu Du lịch .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN