tailieunhanh - Xây dựng “chân dung đối nghịch” - một nét mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000

Bài viết tìm hiểu một thủ pháp nghệ thuật được nhiều nhà tiểu thuyết sử dụng là xây dựng “chân dung đối nghịch” (chân dung nhân vật gồm hai “ảnh” đối ngược nhau, một chân dung thuộc về quá khứ, một chân dung trong hiện tại). Với thủ pháp nghệ thuật này, các nhà văn đã góp cho văn học những ‘‘kiểu’’ nhân vật mới – những nhân vật tồn tại như một ‘‘tính cách’’, một ‘‘quá trình’’. Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trần Thị Mai Nhân XÂY DỰNG CHÂN DUNG ĐỐI NGHỊCH - MỘT NÉT MỚI TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 TRẦN THỊ MAI NHÂN TÓM TẮT Sau năm 1986 văn học Việt Nam đã có sự chuyển mình và đổi mới trên nhiều phương diện trong đó có đổi mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Bài viết tìm hiểu một thủ pháp nghệ thuật được nhiều nhà tiểu thuyết sử dụng là xây dựng chân dung đối nghịch chân dung nhân vật gồm hai ảnh đối ngược nhau một chân dung thuộc về quá khứ một chân dung trong hiện tại . Với thủ pháp nghệ thuật này các nhà văn đã góp cho văn học những kiểu nhân vật mới - những nhân vật tồn tại như một tính cách một quá trình . Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. ABSTRACT Construction of contradictory portrait - a new pattern in the art of character construction in Vietnamese novels in1986-2000 After 1986 Vietnamese literature has transformed and renovated in many ways of which the remarkable aspect is the renovation in the art of character construction. This paper is about a technique used widely by Vietnamese novelists is construction of contradictory portrait . a character two contradictory images past and present . With this technique authors have contributed to Vietnamese literature new types of characters existing as a personality a process . This also enhances the works attraction to readers. 1. Sau năm 1986 trong không khí đổi mới của đất nước văn học Việt Nam đã có sự chuyển mình trở dạ chữ của Nguyên Ngọc và đổi mới trên nhiều phương diện. Một trong những đổi mới có ý nghĩa là đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người. Chính điều này đã giúp các nhà văn ngày càng ý thức được rằng phải thoát ra ngoài sự miêu tả con người một cách sơ lược với cái trắng cái đen niềm yêu và nỗi giận quá rạch ròi 7 . Không khuôn nhân vật vào bất cứ công thức TS Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP HCM nào tiểu thuyết hôm nay đã đi sâu vào cuộc sống tinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN