tailieunhanh - Sự hợp dung văn hóa trong ca dao Việt Nam

Ca dao Việt Nam có sức sống mạnh mẽ, phong phú và sức hấp dẫn đặc biệt nhờ sự tiếp nhận cởi mở, tự do và đầy bản lĩnh đối với những nguồn văn hóa du nhập từ bên ngoài. Nó thể hiện hai nét cơ bản trong văn hóa ứng xử của người Việt là “hoạt” (linh hoạt, sáng tạo) và “hòa” (dung hòa, hòa hợp). Hòa hợp nhưng không hòa tan mà biết cách làm khởi sắc mình trong sự hợp dung ấy chính là cách chọn lựa khôn ngoan và phù hợp nhất cho con đường phát triển văn hóa của người Việt. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đoàn Thị Thu Vân SỰ HỢP DUNG VĂN HÓA TRONG CA DAO VIỆT NAM ĐOÀN THỊ THU VÂN TÓM TẮT Ca dao Việt Nam có sức sống mạnh mẽ phong phú và sức hấp dẫn đặc biệt nhờ sự tiếp nhận cởi mở tự do và đầy bản lĩnh đối với những nguồn văn hóa du nhập từ bên ngoài. Nó thể hiện hai nét cơ bản trong văn hóa ứng xử của người Việt là hoạt linh hoạt sáng tạo và hòa dung hòa hòa hợp . Hòa hợp nhưng không hòa tan mà biết cách làm khởi sắc mình trong sự hợp dung ấy chính là cách chọn lựa khôn ngoan và phù hợp nhất cho con đường phát triển văn hóa của người Việt nói chung người Việt ở vùng đất phương Nam nói riêng mà ca dao dân gian là một minh chứng điển hình. Từ khóa hợp dung văn hóa ca dao. ABSTRACT Cultural mixability in Vietnamese folk-songs Vietnamese folk-songs have a plentiful powerful vitality and a special attraction due to an open free and confident receiving from the foreign cultures. It shows two basic features in Vietnamese behavior culture flexible and harmonious. Harmonizing but not dissolving and knowing how to prosper oneself in the mixability is the best choice for the cultural development way of Vietnamese people in general and South Vietnamese people in particular with folk-songs as a typical proof. Keywords mixability culture folk-songs. Ca dao tiếng nói tâm tình của người Việt cũng là nơi bộc lộ tâm lí tập quán quan niệm sống văn hóa của dân tộc. Ca dao là sáng tác của mọi tầng lớp quần chúng. Trong đó tầng lớp trí thức bình dân là một trong những lực lượng chủ yếu. Đó là những người có ít nhiều chữ nghĩa đọc sách nhưng không đỗ đạt không quyền cao chức trọng. Họ là những học trò nghèo thầy đồ trong thôn xóm. Chính vì thế trong ca dao Việt Nam có thế thấy không ít dấu vết của Nho học từ những từ ngữ hình ảnh đến một số quan niệm. Một điều tất nhiên là văn hóa Nho gia trong văn học dân gian nói chung ca dao nói riêng khác nhau khá PGS TS Trường Đại học Sư phạm TPHCM nhiều với văn hóa Nho gia trong văn học viết nói chung thơ ca bác học nói .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.