tailieunhanh - Bài giảng Vật lý 2: Chương 3 - GV. Lăng Đức Sỹ
Chương 3 Cơ sở của quang học cổ điển thuộc bài giảng Vật lý 2, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: quang học, cơ sở của quang học sóng, hàm sóng ánh sáng, hàm sóng ánh sáng tại một điểm, một số quy luật liên quan đến quang lộ,. | GIÁO TRÌNH VẬT LÝ 2 Quang học Quang học là một ngành của Vật lý nghiên cứu về ánh sáng, về sự lan truyền của ánh sáng trong các môi trường và các hiện tượng liên quan. Quang hình học dựa trên khái niệm tia sáng và các kiến thức về hình học, phần này đã có những ứng dụng rất đáng kể cho đến tận ngày nay. Quang học sóng dựa trên lý thuyết sóng để nghiên cứu ánh sáng, có những thành tựu lớn như tính toán trong hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, Quang học lượng tử dựa trên lý thuyết về hạt ánh sáng, có những thành tựu lớn trong vật lý hiện đại như quang điện, compton, Vật lý 2 \ Chương 3 – Cơ sở của quang học cổ điển Cơ sở của quang học sóng Dựa trên lý thuyết điện từ về ánh sáng, mỗi tia sáng đơn sắc là một sóng điện từ phẳng đơn sắc truyền dọc theo tia sáng. Ánh sáng nhìn thấy là những sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 400nm đến 760nm. Vật lý 2 \ Chương 3 – Cơ sở của quang học cổ điển Hàm sóng ánh sáng Sóng ánh sáng có hai thành phần là điện trường và từ trường, tuy nhiên chỉ có thành phần điện trường gây cảm giác sáng, do đó nó được gọi là dao động sáng. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng không phân cực do đó ta có thể dùng một hàm vô hướng để biểu diễn ánh sáng, được gọi là hàm sóng ánh sáng: u t I a2 I a2 Vật lý 2 \ Chương 3 – Cơ sở của quang học cổ điển Hàm sóng ánh sáng tại một điểm Sóng ánh sáng truyền từ nguồn O tới một điểm M u t O d,n M 2 uM a M .cos t nd Đặt L nd gọi là quang lộ của tia sáng từ O đến M 2 L uM a M .cos t Vật lý 2 \ Chương 3 – Cơ sở của quang học cổ điển
đang nạp các trang xem trước