tailieunhanh - Bài giảng Vật lý 2: Chương 1 - GV. Lăng Đức Sỹ

Chương 1 Thuyết tương đối hẹp của Einstein thuộc bài giảng Vật lý 2, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: cơ học cổ điển, nguyên lý tương đối Galileo, phép biến đổi Galileo, thuyết tương đối hẹp của Einstein,. | GIÁO TRÌNH VẬT LÝ 2 Cơ học cổ điển Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và tương tác giữa chúng. Cơ học cổ điển dựa trên cơ sở các định luật Newton, được xây dựng bởi các nhà vật lý như Galileo Galilei, Isaac Newton, và các nhà toán học như William Rowan Hamilton, Joseph Louis Lagrange, Cơ học cổ điển sử dụng những quan niệm về không gian, thời gian và nguyên lý tương đối của Galileo. Vật lý 2 \ Chương 1 – Thuyết tương đối hẹp của Einstein Nguyên lý tương đối Galileo Cơ học cổ điển coi không gian, thời gian là bất biến, khối lượng của một vật là bất biến. Cơ học cổ điển dựa theo nguyên lý tương đối Galileo, chỉ ra rằng: Mọi định luật của cơ học đều có dạng như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính. Vật lý 2 \ Chương 1 – Thuyết tương đối hẹp của Einstein Phép biến đổi Galileo Xét một hệ quy chiếu O đứng yên, một hệ quy chiếu O’ chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox của hệ O, thời điểm ban đầu O’ trùng O. Ta có: x x' vt y y' z z' t t' Vật lý 2 \ Chương 1 – Thuyết tương đối hẹp của Einstein v13 v12 v23 Thí nghiệm Michelson – Morley Cùng với sự phát triển của vật lý cổ điển, mô hình Ether (hay thuyết Ether) đã được sử dụng cho đến cuối thế kỷ XIX. Năm 1887, Michelson và Morley đã tiến hành thí nghiệm để tìm kiếm sự tồn tại của ether, thí nghiệm sử dụng giao thoa kế Michelson và thực hiện vào nhiều thời điểm trong vòng một năm. Kết quả là không tồn tại mô hình ether, và điều đặc biệt hơn: vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị như nhau đối với mọi hệ quy chiếu quán tính. Vật lý 2 \ Chương 1 – Thuyết tương đối hẹp của .